Đọc sách cho trẻ là một cách giúp bé phát triển ngôn ngữ, tư duy và hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ
Lựa chọn đồ chơi an toàn cho trẻ như thế nào?
Nhiều loại đất sét nặn Trung Quốc chứa chất độc thần kinh
Cảnh giác khi cho trẻ chơi đồ chơi có pin
Đừng để mùa Hè của trẻ em trở thành mùa đuối nước
1. Cách chọn đồ chơi cho bé
Từ 1 tuổi đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đồ chơi là thứ giúp bé học mọi thứ xung quanh nhanh nhất. Những thứ đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay cực kỳ thích thú đối với trẻ, vì hơn lúc nào hết, trẻ muốn được tự sử dụng đôi bàn tay để khám phá mọi thứ. Lúc này những trò chơi như lắp ráp sáng tạo, các khối xếp hình, đồ nhà bếp, các con vật trong vườn thú, thảm đồ chơi... khiến trẻ rất thích thú và có thể say mê chơi hàng giờ. Bởi vậy, nên lựa chọn các đồ chơi được làm từ nhựa an toàn như nhựa PP, nhựa Tritan... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho trẻ tiếp xúc với bút chì màu (loại không độc hại) để trẻ viết nguệch ngoạc trên giấy. Khi mua đồ chơi, người lớn hãy chú ý nhìn tem quy định loại đồ chơi dành cho lứa tuổi phù hợp để đảm bảo an toàn cho bé.
Bé thích tìm tòi, khám phá, chơi những trò chơi lắp ghép thú vị
2. Chơi và giúp con kích thích phát triển ngôn ngữ
Ở giai đoạn này các cơ quan vùng phát âm đã phát triển vượt trội, bé đã bắt đầu phân biệt và sử dụng được các âm tiết khác nhau một cách chính xác. Những câu nói dài khoảng 2 đến 3 từ liền nhau cũng được bé sử dụng tốt. Khoảng 1 tuổi rưỡi bố mẹ sẽ nhận thấy sự phát triển rõ rệt về khả năng ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, bé mới nói được khoảng 4,5 từ đơn, đến 2 tuổi sẽ rơi vào khoảng 300 từ. Điều này sẽ làm cho bé hiểu lời nói của mọi người xung quanh hơn và lúc này, sự trợ giúp của cha mẹ rất quan trọng: Mỗi lần tắm, ăn cơm, đi chơi hay thay quần áo cho con mẹ đều nói cho bé biết bạn với bé đang làm gì. Đọc sách cho bé, đọc và chỉ hình để bé nhận biết. Chơi đồ chơi nhà bếp, mẹ cầm cái bát lên, sau đó nhìn con, nói rõ ràng,..., hoặc chuẩn bị đồ chơi có hình con vật, dạy bé nói và nhận biết từng loại con vật...Bé sẽ bắt đầu ghi nhớ sâu sắc, bé sẽ học cách nói và nhận diện đồ vật qua việc mẹ chơi và dạy con, từ đó giúp vốn từ của con phong phú hơn.
3. Giúp con phát triển thể chất và vận động
Giai đoạn này con đã có thể bước đi khá vững và bắt đầu leo trèo. Nếu bé đã đi bộ tốt, khuyến khích bé đi bộ nhiều, có thể rủ bé và 2 mẹ con cùng đi dạo bộ ngoài công viên. Ngoài ra, giúp bé hình thành sự tự tin bằng cách dạy bé leo cầu thang. Hoạt động này giúp bé học cách kiểm soát các cơ bắp và chuyển động cơ thể khi leo lên, leo xuống – tất nhiên là với sự hỗ trợ của bạn. Ngoài cầu thang, ghế, thành ghế, những gì ở trên cao bé đều muốn với và leo lên. Mẹ nên giám sát bé thật kỹ, nếu cần thiết có thể mua thảm chơi để nếu ngã, tấm thảm sẽ có tác dụng như một tấm đệm.
Giai đoạn này là thời điểm nhạy cảm về cả ngôn ngữ và thể chất. Cả gia đình khi chơi và trò chuyện cùng con, hay khi người lớn giao tiếp trước mặt bé nên tránh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa để trẻ không có cơ hội bắt chước. Nên sử dụng những câu đơn, dễ hiểu, những lời hay ý đẹp để con học theo. Vừa chơi vừa dạy để con phát huy tốt các kỹ năng vận động và khả năng ngôn ngữ chính là kỹ năng giúp con có tư duy ngôn ngữ trong sáng và nếp sinh hoạt văn minh ngay từ khi còn thơ bé
Bình luận của bạn