Dị ứng đậu nành ở trẻ: Dấu hiệu và giải pháp an toàn

Các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ

Giảm dị ứng bằng nghệ: Cách hay chỉ cần ăn uống

Dị ứng động vật có vỏ: Triệu chứng và cách khắc phục

Đọc ngay nếu bị dị ứng tôm cua

Vaccine mới ngăn ngừa dị ứng lạc

Đậu nành có phải là thực phẩm an toàn với trẻ?

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Sữa đậu nành là sự thay thế tuyệt vời cho sữa bò, nếu trẻ không dung nạp đường sữa. 

Nguyên nhân dị ứng đậu nành ở trẻ 

Bất kỳ dị ứng nào mà một người mắc phải đều thường là phản ứng của hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp dị ứng đậu nành, các protein có trong đậu nành có thể bị hệ thống miễn dịch của cơ thể hiểu sai là các chất có hại. Điều này gây ra sự bài tiết của một loại kháng thể, được gọi là immunoglobulin E, hoặc IgE.

Do đó, bất cứ khi nào ăn đậu nành, các protein này được các kháng thể và hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách giải phóng histamines trong máu để chống lại. Những hóa chất này làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng có thể nhìn thấy như: Phát ban trên da, các vấn đề về hô hấp...

Dị ứng đậu nành có thể gây phát ban da và các vấn đề về hô hấp

Đôi khi, dị ứng thực phẩm không thể hiện ngay, chỉ kích hoạt khi chất gây dị ứng xâm nhập vào ruột. Sau vài giờ, người bệnh sẽ bị đau dạ dày, tiêu chảy...

Triệu chứng dị ứng đậu nành ở trẻ 

- Mắt sưng và bắt đầu ngứa, chảy nước;
- Hạ huyết áp;
- Cảm giác lâng lâng;
- Những đốm màu đỏ xuất hiện trên da;
- Thở khò khè;
- Miệng ngứa ngáy, nổi ban;
- Nôn nhiều lần;
- Đau dạ dày, đau bụng;
- Viêm mũi;
- Hen suyễn;
- Nổi mẩn khắp cơ thể;
- Chóng mặt, buồn nôn.

Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đi khám ngay. Bạn nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống dị ứng phổ biến như thuốc kháng histamine hoặc các loại khác để ngăn chặn dị ứng.

Đối với trẻ đã đi học mẫu giáo, bạn cần thông báo với nhà trường về loại thực phẩm mà con bạn bị dị ứng, cũng như thông cáo biện pháp xử lý (nếu có). 

Giải pháp an toàn khi trẻ bị dị ứng đậu nành

Phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh.

- Nếu trẻ bị dị ứng đậu nành, khi mua bất kỳ sản phẩm nào từ siêu thị, bạn nên kiểm tra nhãn thành phần để tránh. 

- Nhiều tiệm bánh sử dụng đậu nành trong hỗn hợp bột bánh.

- Một số loại gia vị cũng có khả năng chứa đậu nành.

- Các loại thực phẩm đóng hộp như súp cũng có thể có đậu nành. 

- Nhiều loại nước sốt cũng sử dụng đậu nành để làm tăng hương vị.

- Nhiều loại bánh quy, bánh mì, các món tráng miệng cũng sử dụng đậu nành

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ