“Điểm mặt” những tác hại khôn lường khi đi giày cao gót hàng ngày

Giày cao gót là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý cơ xương khớp ở phụ nữ

Cái giá phải trả khi đi giày cao gót có đắt quá không?

Đi giày cao gót gây tổn thương đôi chân thế nào?

Hành trình biến đổi ngoạn mục của những đôi giày cao gót

Biến dạng ngón chân cái - âm mưu của những đôi giày gót nhọn

Đau lưng: Khi đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau lưng.

Đau lưng: Khi đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau lưng.

Tạo thêm áp lực lên bàn chân: Mang giày cao gót sẽ ảnh hưởng vào khả năng cân bằng tự nhiên của cơ thể. Bạn sẽ nhận thêm áp lực lên nhiều vị trí ở bàn chân, kéo theo đó là ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ, độ dài sải chân và dáng đi của bạn.

Tạo thêm áp lực lên bàn chân: Mang giày cao gót sẽ ảnh hưởng vào khả năng cân bằng tự nhiên của cơ thể. Bạn sẽ nhận thêm áp lực lên nhiều vị trí ở bàn chân, kéo theo đó là ảnh hưởng đến tốc độ đi bộ, độ dài sải chân và dáng đi của bạn.

Gây viêm khớp: Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.

Gây viêm khớp: Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.

Ảnh hưởng xấu đến mắt cá chân: Độ cao bất thường từ giày cao gót sẽ khiến cơ bắp chân phải điều chỉnh để thích ứng. Mắt cá chân sẽ gặp khó khăn khi di chuyển về phía trước, đặc biệt là khi đi nhanh hoặc chạy. Hơn nữa, vì mắt cá không ở vị trí bình thường, nên gân Achilles (gân lớn nhất cơ thể, dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót) có thể bị co lại. Theo thời gian, thói quen mang giày này sẽ dễ sinh ra tình trạng viêm gân Achilles.

Ảnh hưởng xấu đến mắt cá chân: Độ cao bất thường từ giày cao gót sẽ khiến cơ bắp chân phải điều chỉnh để thích ứng. Mắt cá chân sẽ gặp khó khăn khi di chuyển về phía trước, đặc biệt là khi đi nhanh hoặc chạy. Hơn nữa, vì mắt cá không ở vị trí bình thường, nên gân Achilles (gân lớn nhất cơ thể, dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót) có thể bị co lại. Theo thời gian, thói quen mang giày này sẽ dễ sinh ra tình trạng viêm gân Achilles.

Tác động xấu đến hông: Một nghiên cứu cho thấy, nếu bắt đầu đi giày cao gót từ quá sớm, bạn có thể sẽ bị đau hông sau này.

Tác động xấu đến hông: Một số nghiên cứu cho thấy, nếu bắt đầu đi giày cao gót từ quá sớm, bạn có thể sẽ bị đau hông sau này. 

Móng chân trở nên mỏng manh và dễ gãy: Ngoài những vấn đề về sức khỏe, thẩm mỹ của bàn chân cũng chịu ảnh hưởng. Khi bị “chèn ép” bởi giày cao gót, móng chân dễ trở nên mỏng và giòn hơn, đặc biệt là đối với ngón út.

Móng chân trở nên mỏng manh và dễ gãy: Ngoài những vấn đề về sức khỏe, thẩm mỹ của bàn chân cũng chịu ảnh hưởng. Khi bị “chèn ép” bởi giày cao gót, móng chân dễ trở nên mỏng và giòn hơn, đặc biệt là đối với ngón út. 

Dễ xuất hiện ngón chân quắp/khoằm: Do sự mất cân bằng của cơ, gân và dây chằng kết hợp, bàn chân của bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng quắp/khoằm ngón chân, vốn là một dạng dị tật. Nguyên nhân của điều này là do ngón chân không được duy trì ở tư thế tự nhiên, liên tục bị “ép” gọn và chặt vào phần trước của giày.

Dễ xuất hiện ngón chân quắp/khoằm: Do sự mất cân bằng của cơ, gân và dây chằng kết hợp, bàn chân của bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng quắp/khoằm ngón chân, vốn là một dạng dị tật. Nguyên nhân của điều này là do ngón chân không được duy trì ở tư thế tự nhiên, liên tục bị “ép” gọn và chặt vào phần trước của giày.

Nguy cơ giãn tĩnh mạch: Khi đứng trên giày cao gót, máu không được bơm qua tĩnh mạch như bình thường do cơ bắp chân bị co lại. Do đó, theo thời gian bạn có thể bị giãn tĩnh mạch. Nếu cảm thấy tình trạng này đã trở nên rõ ràng, bạn cần hạn chế mang giày cao gót và thay thế bằng giày thể thao hoặc giày đế bằng nhiều nhất có thể.

Nguy cơ giãn tĩnh mạch: Khi đứng trên giày cao gót, máu không được bơm qua tĩnh mạch như bình thường do cơ bắp chân bị co lại. Do đó, theo thời gian bạn có thể bị giãn tĩnh mạch. Nếu cảm thấy tình trạng này đã trở nên rõ ràng, bạn cần hạn chế mang giày cao gót và thay thế bằng giày thể thao hoặc giày đế bằng nhiều nhất có thể.  

Lê Tuyết H+ (Theo Brightside)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp