Bí quyết tạo sự thoải mái cho đôi chân khi đi giày cao gót chị em hãy áp dụng ngay
Những nguy hại khi đi giày sai cỡ
"Tuyệt chiêu" để đi giày cao gót như người mẫu
Rút ngắn ngón chân để đi giày cao gót, trào lưu nguy hiểm của các cô gái trẻ
Đi giày bệt, giảm đau lưng
Lựa chọn chất liệu và kiểu dáng giày phù hợp
Khi mua giày, tốt nhất bạn nên đo chiều rộng và chiều dài của bàn chân để có được size chuẩn. Mới đi bạn chỉ nên chọn những đôi giày có chiều cao từ 2 - 4 cm, chiều rộng từ 3 - 5 cm là lý tưởng. Bạn nên dùng giày cao gót có quai để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước.
Nếu quá thích giày gót nhọn, bạn có thể chọn gót nhọn vuông - tạo cảm giác an toàn và cân bằng hơn cho cơ thể. Ngoài ra, để đi được trên những đôi giày cao gót bạn cần lựa chọn những đôi giày có chất liệu thoáng khí, có tính co giãn tốt. Không nên chọn giày quá chật và không nên lựa chọn những đôi giày gót quá nhọn, bạn còn phải xem những chất liệu đó có dễ phai màu không, có độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe không? Giày tốt là giày có chất liệu không làm kích ứng da, không gây ngứa ngáy hay hôi chân.
Cúi xuống nhiều lần trước khi đi giày
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các sợi dây thần kinh ở vùng lưng và cơ lưng thường bị căng cứng khi bạn đi giày cao gót liên tục trên 1 giờ. Nếu sự căng cứng này kéo dài, vùng lưng của bạn sẽ có thể mắc những chứng bệnh đau lưng kinh niên. Để giảm thiểu tác hại này trước khi mang giày bạn nên đứng chân trần trên nền phẳng, thả lỏng toàn thân rồi hít thở đều đặn cùng với thao tác cúi gập người liên tục từ 15 – 20 lần.
Đừng quá để ý đến đôi giày bạn đang đi
Đây là cách giúp bạn giữ cân bằng cho đôi chân trên mặt đất mà không có cảm giác đau. Vì vậy khi đi giày cao gót đừng chăm chăm để ý đến đôi giày bạn đang mang mà hãy nhìn thẳng vào điểm mà bạn bước đến và tiến tới như đang đi trên một đường thẳng. Chỉ có như vậy bạn mới không còn chú tâm đến nó nữa và không còn có cảm giác đau khi đi trên đôi giày cao “ngất ngưởng”.
Không để móng chân dài
Bạn không nên để móng chân dài, bởi khi phần gót được nâng lên cao hơn 5cm so với mũi chân, lòng trong mũi giày sẽ đè mạnh vào những chiếc móng và làm đau ngón chân của bạn. Vì thế để việc đi giày thoải mái hơn thì bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng để tránh những tổn thương do sự cọ sát giữa giày và móng.
Miếng lót chèn gel
Với miếng lót này thì bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề phồng rộp chân hay gót chân bị trầy vì giày mới nữa. Việc này sẽ giảm đáng kể cảm giác đau đớn của bạn khi phải di chuyển nhiều trên giày cao gót. Bạn có thể lựa chọn và thử những miếng lót khác nhau để mang đến cảm giác thoải mái nhất.
Dùng dũa móng và Vaseline
Bạn có thể dùng dũa móng dũa bớt phần tua da cứng bên trong đi rồi bôi một lớp Vaseline vào đó để làm trơn nó thì đôi giày sẽ trở nên hoàn hảo hơn.
Máy sấy tóc và tất xù
Nếu cảm thấy giày quá chật, đi đau chân, bạn hãy đi một đôi tất dày, rồi xỏ chân vào giày của bạn, dùng máy sấy tóc xì nóng xung quanh, đặc biệt quanh các ngón chân để da giày dãn ra. Cứ để nguyên như thế cho đến khi giày hết nóng. Kiểm tra lại độ rộng xem có phù hợp không. Nếu chưa được, lặp lại nhiều lần đến khi cảm thấy thoải mái nhất.
Khi đi làm về bạn hãy đi những đôi dép mềm và dành khoảng 15 phút massage bàn chân bằng cách: Dùng ngón chân nhặt bút chì. Tập đi tập lại bài tập này để ngón chân linh hoạt hơn. Hoặc bạn có thể sử dụng một quả bóng tennis và đặt bàn chân của bạn trên nó. Sau đó nhẹ nhàng đẩy bóng khắp lòng bàn chân. Hành động này sẽ xoa bóp lòng bàn chân và giúp giảm đau đáng kể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm chân vào nước nóng cùng với một vài giọt tinh dầu trong khoảng 20 phút. Nước ấm sẽ giúp các mạch máu giãn ra và làm cho máu lưu thông tới chân dễ dàng hơn.
Hãy cho đôi chân được nghỉ
Đừng quá chú trọng vào việc tạo dáng mà bạn nên tranh thủ để đôi chân được nghỉ. Nếu không ngồi được, hãy đứng trong tư thế nghỉ, tức là cách đứng một chân trụ và một chân khuỵu nhẹ rồi thay đổi ngược lại. Tư thế này sẽ giúp đôi chân của bạn đỡ đau hơn.
Bình luận của bạn