Dầu cá có chứa acid béo omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
5 phương pháp điều trị bệnh chàm bác sỹ da liễu khuyên dùng
10% dân số sẽ phát triển bệnh chàm trong cuộc đời
Cách phòng bệnh chàm bùng phát ở trẻ trong mùa Đông
Những loại tinh dầu giúp giảm triệu chứng khó chịu của bệnh chàm
Bệnh chàm (eczama hay viêm da dị ứng) là tình trạng da bị viêm gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, khô và đỏ da. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, tâm trạng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thông thường, bệnh chàm được điều trị bằng các loại kem bôi, liệu pháp ánh sáng, thuốc uống và thậm chí là tiêm. Tuy nhiên, người mắc bệnh chàm mong muốn có cách tự nhiên để giảm triệu chứng cũng như kiểm soát bệnh hiệu quả. Dầu cá được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị bệnh chàm bởi đặc tính chống viêm mạnh mẽ của nó. Thế nhưng, lợi ích thực sự của dầu cá đối với tình trạng da mạn tính này là gì?
Vì sao dầu cá có lợi cho người bị bệnh chàm?
Mục tiêu trong điều trị bệnh chàm là làm dịu triệu chứng, kiểm soát và ngăn ngừa bệnh bùng phát. Trong đó, ngăn ngừa viêm là "chìa khóa" chính để kiểm soát bệnh.
Theo đó, dầu cá rất giàu acid béo omega-3 bao gồm acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA) đã được chứng minh là chống viêm theo nhiều cách, bao gồm cả việc ức chế sản xuất protein gây viêm.
Mặc dù vẫn có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành, nhưng nhiều nghiên cứu trong đó đã chứng minh việc bổ sung dầu cá có lợi cho một số tình trạng viêm bên trong cơ thể, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh viêm ruột (IBD).
Đây cũng là căn cứ cho kết luận của một số nghiên cứu cho rằng, bổ sung dầu cá có thể giảm tình trạng viêm ở người bị bệnh chàm. Tuy nhiên, vẫn sẽ cần nghiên cứu sâu hơn để chứng minh cho lợi ích tiềm năng này.
Dầu cá có giúp điều trị bệnh chàm?
Một đánh giá năm 2012 bao gồm 3 nghiên cứu về việc bổ sung dầu cá và bệnh chàm cho thấy, điều trị bằng dầu cá giúp cải thiện đáng kể tình trạng ngứa và chất lượng cuộc sống ở những người bị bệnh chàm.
Trong đó, một nghiên cứu từ năm 2002 thực hiện trên hơn 20 người nhập viện bị bệnh chàm cho thấy, liệu pháp tiêm dầu cá vào tĩnh mạch có sự cải thiện về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh chàm hơn so với dầu đậu nành.
Dầu cá được cho là làm giảm viêm, làm dịu triệu chứng của bệnh chàm
Hay một nghiên cứu khác kéo dài 16 tuần ở những người bị bệnh chàm từ vừa đến nặng đã chỉ ra, bổ sung acid béo omega-3 hàng ngày cùng với acid béo omega-6, kẽm, vitamin E và vitamin tổng hợp có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm xuống hơn 50% ở hơn 80% những người tham gia.
Tuy nhiên, acid béo omega-3 chỉ là một thành phần của phương pháp điều trị này. Vì vậy, không biết liệu có hay không tác dụng tương tự nếu nó được sử dụng riêng.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột cho thấy, việc điều trị bằng acid béo DHA và EPA có thể làm giảm điểm số đánh giá độ nặng bệnh chàm, mức độ protein gây viêm và immunoglobulin E (IgE). IgE là kháng thể được tạo ra bởi hệ miễn dịch để đáp ứng với các chất gây dị ứng. Lượng IgE cao có liên quan đến bệnh chàm.
Mặc dù tất cả nghiên cứu đều cho thấy kết quả tích cực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng, cần có nghiên cứu sâu hơn để xác minh xem liệu dầu cá có nên được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho bệnh chàm hay không?
Bổ sung dầu cá có gây tác dụng phụ?
Dầu cá là chất bổ sung phổ biến và an toàn với hầu hết mọi người. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung 4-5gr dầu cá/ngày sẽ không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:
- Sử dụng dầu cá liều cao có thể tương tác với thuốc làm loãng máu.
- Một số trường hợp bổ sung dầu cá có thể bị khó tiêu, tiêu chảy.
Ngoài ra, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi bổ sung dầu cá. Đặc biệt là khi bạn bị dị ứng với cá hoặc động vật có vỏ.
Bình luận của bạn