Động kinh vắng ý thức: Dấu hiệu nhỏ, nguy hiểm lớn

Kết quả học tập của trẻ bị ảnh hưởng do những cơn động kinh vắng ý thức

Mắc bệnh động kinh có thể dùng thực phẩm chức năng không?

Trầm cảm và động kinh: Chỉ cách... 1 bước chân

Điều trị động kinh: Cần nhất là phát hiện bệnh sớm

Động kinh có chữa khỏi được không?

Động kinh vắng ý thức là gì?

Động kinh vắng ý thức thường gây mất ý thức trong vòng 30 giây hoặc ngắn hơn. Động kinh vắng ý thức thường rất khó để nhận ra vì người mắc động kinh thể này chỉ dừng vận động, dừng di chuyển hoặc nhìn với ánh mắt vô hồn mà không để ý đến những người xung quanh nói gì. Một người có thể có 50 – 100 cơn động kinh vắng ý thức trong một ngày. Sau khi cơn động kinh vắng ý thức xảy ra, mọi hoạt động của cơ thể sẽ trở lại bình thường và những người này gần như không nhận ra điều gì xảy ra với mình.

Ai có nguy cơ bị động kinh vắng ý thức

Động kinh vắng ý thức chiếm khoảng 2 – 8% bệnh nhân động kinh. Các cơn động kinh vắng ý thức thường xảy ra khi trẻ ở độ tuổi từ 3 – 12 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu của động kinh vắng ý thức là do di truyền. Khoảng 1/3 trẻ bị động kinh vắng ý thức được sinh ra trong gia đình có tiền sử co giật.

Trẻ bị động kinh vắng ý thức thường xuyên bị mất tập trung

Làm thế nào để nhận biết ai đang có cơn động kinh vắng ý thức?

So với các thể động kinh khác, động kinh vắng ý thức có biểu hiện rất nhẹ. Những điều đó không có nghĩa là không nguy hiểm. Trẻ em có tiền sử động kinh vắng ý thức cần được giám sát kỹ khi bơi lội vì nguy cơ chết đuối. Việc xảy ra hàng trăm cơn vắng ý thức mỗi ngày khiến cuộc sống, học tập và công việc của bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Rất khó để nhận biết trẻ có cơn động kinh vắng ý thức hay không. Bởi vì cơn động kinh vắng ý thức thường đến và đi một cách nhanh chóng mà không có dấu hiệu báo trước nào?

Để xác định cơn động kinh vắng ý thức, bác sỹ cho bệnh nhân điện não đồ. Điện não đồ (EEG) là phương pháp thường được sử dụng để kiếm tra bệnh nhân có cơn động kinh vắng mặt hay không. Điện não đồ là phương pháp đo sóng điện não. Các sóng điện não được truyền vào máy đo EEG bằng những điện cực trên đầu. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thở nhanh và sâu hoặc nhìn vào ánh sáng nhấp nháy (đây là nguyên nhân kích thích động kinh).

Việc phát hiện sớm bệnh động kinh vắng ý thức sẽ giúp quá trình điều trị của bệnh nhân động kinh hiệu quả hơn. Theo Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York: “Khoảng 80% bệnh nhân bị động kinh vắng ý thức sẽ thuyên giảm nếu được điều trị đúng cách”.

Nếu bạn nghĩ rằng con mình bị động kinh vắng ý thức thì hãy thông báo tình hình của trẻ với bác sỹ. Trẻ bị động kinh vắng ý thức thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập ở trường và giao tiếp xã hội.

Ngoài ra, cơn động kinh vắng ý thức có thể bị nhầm lẫn với các loại khác của cơn động kinh, vì vậy khi có những dấu hiệu kể trên, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo dõi.

Phòng ngừa động kinh xuất hiện nhờ hoạt chất thiên nhiên

Bất kỳ thể động kinh nào, dù nặng hay thoáng qua cũng ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Nhưng với động kinh cơn vắng ý thức, khả năng ghi nhớ, nhận thức của trẻ bị hạn chế rất nhiều. Và theo nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt của Gamma amino butyric acid (GABA) – chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh. Vì vậy, việc bổ sung GABA là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ của bệnh. Bên cạnh đó, một số dược liệu quý như An tức hương, Câu đằng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, còn làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Sự phối hợp của các hoạt chất này được coi là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ não bộ và hỗ trợ dự phòng cơn co giật, động kinh xuất hiện.

Thùy Trang H+

 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh