Trẻ bị động kinh nên ăn như thế nào?
Mối liên hệ giữa hormone giới tính và bệnh động kinh
Nguyên nhân khiến bệnh động kinh trở nặng
Tác động của bệnh động kinh với phụ nữ
Bệnh động kinh có di truyền không?
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu chất béo, giảm protein và tinh bột có hiệu quả rất tốt giúp kiểm soát các cơn co giật ở trẻ em bị động kinh. Ngoài ra, đối với trẻ đang được điều trị bằng các loại thuốc chống động kinh có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là: Vitamin B, C, D, K, magne, calci, mangan, natri,… Thiếu vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn và gây khó khăn trong việc kiểm soát những cơn co giật của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý đối với trẻ động kinh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trẻ em bị động kinh có thể áp dụng chế độ ăn ketogenic – đây là chế độ ăn đặc biệt dành riêng cho các bệnh nhân động kinh. Chế độ ăn ketogenic rất giàu chất béo (khoảng 90% lượng calorie của trẻ sẽ được cung cấp từ chất béo) và giảm lượng tinh bột xuống còn rất thấp, điều này tạo điều kiện cho cơ thể tạo ra xeton có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật của bệnh động kinh. Các thực phẩm trong chế độ ăn ketogenic có thể bao gồm: Kem, thịt xông khói, trứng, cá ngừ, tôm, rau, nước xốt, xúc xích và các thực phẩm giàu chất béo, ít carbohydrate khác. Người bệnh hạn chế ăn nhiều tinh bột, mỳ ống, bánh mỳ và các thực phẩm chứa nhiều đường.
Tuy nhiên, chế độ ăn ketogenic có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, mất nước, thiếu năng lượng và đói. Vì vậy trước khi áp dụng chế độ ăn này cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn và chế độ ăn phù hợp với thể trạng của con mình.
Ngoài ra, trẻ bị động kinh cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B, C, D, K, E… như các loại rau xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc, gan động vật, gạo lứt,… có tác dụng kích thích tế bào não và giữ cho độ thẩm thấu của các tế bào thần kinh ở mức ổn định không bị tăng cao, do đó giúp ngăn ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều calci giúp phòng tránh chứng calci máu thấp khi bệnh khởi phát.
Bố mẹ cũng có thể cho trẻ bị bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể trẻ sau cơn động kinh. Phòng ngừa và hỗ trợ giảm tần suất, mức độ các cơn co cứng, co giật.
Bình luận của bạn