Hiểu rõ dấu hiệu đột quỵ giúp nạn nhân được cấp cứu kịp thời
Tăng huyết áp có thể dẫn tới suy tim
Massage chân, bấm huyệt có hiệu quả phòng và điều trị bệnh tật
Ổn định đường huyết bằng phương pháp giảm cân
Ốm đau liên miên: Cần tăng cường hệ bạch huyết!
Quỹ Y tế công Ấn Độ tiến hành một khảo sát quy mô cho thấy tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ tuổi đang chiếm 18 – 32% trong số tất cả các trường hợp đột quỵ. Đây là tình trạng đáng báo động vì người trẻ tuổi đang là lực lượng lao động chính của xã hội. Sau một cơn đột quỵ, họ có thể tử vong hoặc gây ra nhiều tình trạng khuyết tật khác nhau như liệt, mất trí nhớ…
Đột quỵ có thể gây tử vong cho những người trẻ tuổi
TS. PN Renjen – chuyên gia tư vấn cao cấp, Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ) cho biết: “Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ đột quỵ đang giảm xuống ở phương Tây nhưng lại đang tăng lên ở nhiều nước châu Á, trong đó có Ấn Độ”.
Theo các chuyên gia Ấn Độ, số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh đột quỵ tăng lên nhanh chóng vì:
• Béo phì: 49%
• Hút thuốc lá: 46% (ở nam giới)
• Tăng huyết áp: 40%
• Cholesterol cao: 32%
• Uống rượu: 22%
• Bệnh tim: 12%
• Bệnh đái tháo đường: 12%
• Tiền sử gia đình bị đột quỵ: 8%
Nguyên nhân của tình trạng đột quỵ ngày càng tăng lên và nguy hiểm hơn là do chế độ ăn và lối sống kém lành mạnh. “Người bệnh đột quỵ không được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời mà ở nhà đợi các triệu chứng giảm bớt, khi được đưa đến bệnh viện thì đã ở trong tình trạng nguy kịch”, TS. Seemant Chaturvedi - nhà thần kinh học bang Wayne, Ấn Độ cho biết.
Triệu chứng của đột quỵ
Nạn nhân đột quỵ có các biểu hiện về tâm thần như lo lắng, dễ bị kích động, không kiểm soát được hành vi, xuất hiện ảo giác, hoang tưởng.
Dấu hiệu quan trọng của đột quỵ là:
• Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
• Đột ngột tê, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hay chân, ở một bên của cơ thể
• Mờ đột ngột hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một mắt
• Chóng mặt, mất thăng bằng
• Nói lắp hoặc không có khả năng nói chuyện
• Đột ngột mất ý thức.
Bình luận của bạn