- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Võng mạc đái tháo đường có thể dẫn tới mù lòa
Gene cũng có thể là nguyên nhân gây chứng mất ngủ
Có nên bổ sung melatonin giúp trẻ ngủ ngon?
Chuối - Thực phẩm tốt cho người bị mất ngủ
Tại sao bạn mất ngủ?
Ngưng thở khi ngủ (OSA) là một tình trạng đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc về đêm trong một khoảng thời gian ngắn, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy máu. Điều này dẫn đến ngáy, ngắt thở và thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Trong khi đó, võng mạc đái tháo đường là dạng biến chứng đái tháo đường thường gặp nhất ảnh hưởng đến từ 40 - 50% bệnh nhân đái tháo đường và là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa ngưng thở khi ngủ và bệnh võng mạc đái tháo đường. Tuy nhiên, trước khi nghiên cứu do Đại học Birmingham (Vương Quốc Anh) thực hiện được xuất bản trên Tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, chưa có nghiên cứu nào công bố đánh giá tác động của ngưng thở khi ngủ đối với sự tiến triển của bệnh võng mạc đái đường ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Theo TS. Abd Tahrani tới từ Viện Nghiên cứu Hệ thống và Chuyển hóa thuộc Đại học Birmingham, mặc dù có sự cải thiện về lượng glucose, huyết áp và lipid, bệnh võng mạc đái tháo đường vẫn rất phổ biến.
Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 là điều không gây ngạc nhiên, bởi lẽ, chúng đều có yếu tố nguy cơ gây bệnh là thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân ngưng thở khi ngủ đều không biết rằng họ bị bệnh, dẫn tới việc không được chẩn đoán trong nhiều năm.
Để kiểm tra rõ tác động của ngưng thở khi ngủ đối với bệnh võng mạc đái tháo đường, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: Chứng võng mạc đái tháo đường đe dọa đến thị lực phổ biến hơn ở bệnh nhân bị cả đái tháo đường type 2 và ngưng thở khi ngủ so với những người chỉ bị đái tháo đường type 2 nhưng không bị ngưng thở khi ngủ.
Tuy nhiên, bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 và ngưng thở khi ngủ so với những người bị đái tháo đường lại có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường tiến triển trong khoảng thời gian 3 năm và 7 tháng.
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 phòng khám ở Midlands (Vương Quốc Anh) trên 230 bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nghiên cứu không bao gồm các bệnh nhân đã được biết là bị ngưng thở khi ngủ hoặc bất kỳ tình trạng hô hấp nào khác.
Các bệnh nhân được đánh giá tình trạng võng mạc đái tháo đường thông qua hình ảnh võng mạc chuyên khoa. Trong khi đó, chứng ngưng thở khi ngủ được đánh giá bằng máy đo tim - hô hấp đa kênh cầm tay.
Kết quả cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ cao hơn (42,9%) so với những người không bị chứng ngưng thở khi ngủ (24,1%); Nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy, trong 43 tháng sau đó, bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ (18,4%) có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường từ trung bình đến nặng so với những người không bị ngưng thở khi ngủ (6,1%).
Trong khi đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những bệnh nhân được điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy (loại máy nối với mặt nạ tạo áp suất để ngăn chặn sự tắc nghẽn của đường thở trong khi ngủ) có nguy cơ mắc võng mạc đái tháo đường tiến triển thấp hơn so với bệnh nhân không được điều trị.
TS. Tahrani nói thêm: “Chúng tôi có thể kết luận từ nghiên cứu này rằng, ngưng thở khi ngủ là một cách dự báo độc lập cho sự tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường mức độ vừa và nặng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp”.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, cần thực hiện vệ sinh giấc ngủ mỗi ngày để ngăn ngừa ngưng thở khi ngủ ngủ, chống mất ngủ và giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Vệ sinh giấc ngủ hiệu quả cần: Ngủ điều độ; Tập luyện thể thao đều đặn; Tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…); Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ; Sau 30 phút nằm mà không ngủ được thì nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thiền; Tuyệt đối không nên uống thuốc an thần, thuốc ngủ; Sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon từ thảo dược...
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng Goldream giúp ngủ ngon, không mệt mỏi vào buổi sáng:
Bình luận của bạn