- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ cho bạn?
Giấc ngủ tốt có quan trọng với người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh?
Bổ sung vitamin D hợp lý và ngủ ngon giúp giảm đau
Rối loạn giấc ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm Parkinson
Muối - kẻ thù của giấc ngủ
1. Đau mạn tính
Bất cứ điều gì gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn như viêm khớp, đau lưng thấp, đau cơ,... đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nghiên cứu của Tổ chức Giấc Ngủ Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2015 cho thấy, khoảng 65% những người bị đau mạn tính gặp phải các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu còn phát hiện tình trạng mất ngủ thậm chí có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
2. Một số loại thuốc
Một số loại thuốc điều trị, ví dụ thuốc cảm lạnh thông thường, thuốc tăng huyết áp, thuốc trầm cảm đều có thể gây mất ngủ cho người sử dụng. Nguyên nhân là một số thành phần trong thuốc có thể làm gián đoạn giấc ngủ REM, một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 - 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Khi bước vào giai đoạn giấc ngủ REM, mắt của chúng ta di chuyển nhanh và liên tục có những giấc mơ. Các loại thuốc cũng có thể ngăn chặn sự sản xuất hormone giúp ngủ ngon melatonin, làm xáo trộn mức độ tự nhiên của nhiều enzyme trong cơ thể gây ra tình trạng mất ngủ.
3. Các vấn đề liên quan đến tâm lý
Các vấn đề liên quan đến tâm lý, chẳng hạn như đang ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, trầm cảm là lý do khá phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ. Theo các bác sỹ, khi rơi vào những trạng thái này, vô số các gốc tự do được cơ thể sản sinh, chúng tấn công mạnh vào thành động mạch não dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch. Điều này gây thiếu máu não, máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não bị cản trở. Tế bào não vì thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh nên có thể gây ra một số rối loạn chức năng trong cơ thể, điển hình là mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% những người bị các vấn đề liên quan đến tâm lý gặp khó khăn khi ngủ.
Căng thẳng có thể gây ra tình trạng mất ngủ
4. Thói quen ăn uống của bạn
Những gì bạn ăn và uống vào gần thời gian ngủ có thể là “thủ phạm” phá hoại giấc ngủ của bạn. Các bác sỹ khuyến cáo mọi người không nên sử dụng thực phẩm chứa caffeine ít nhất 6 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ. Lưu ý rằng, caffeine cũng có mặt ở những thực phẩm mà chúng ta ít ngờ đến, như chocolate và hạt hướng dương. Rượu, ban đầu có ích trong việc giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng, nhưng lại có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm. Việc ăn quá nhiều vào gần giờ đi ngủ có thể khiến hệ thống tiêu hóa quá tải, dẫn đến chứng ợ nóng và làm bạn trở nên rất tỉnh táo vào giờ đi ngủ.
5. Bệnh thần kinh
Theo Viện Nghiên cứu Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, những người có các bệnh về não như bệnh Alzheimer, Parkinson thường gặp khó khăn khi ngủ. Đó có thể là do sự thay đổi các hormone ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc từ các loại thuốc dùng để kiểm soát triệu chứng của các bệnh lý này.
6. Dị ứng
Các triệu chứng của dị ứng như ngứa mắt và chảy nước mũi chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Trên thực tế, khoảng 59% những người bị viêm mũi dị ứng cho biết họ bị khó ngủ trong một cuộc khảo sát năm 2013 được thực hiện tại Hoa Kỳ. Các bác sỹ nói rằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về vệ sinh giấc ngủ (đảm bảo phòng ngủ có nhiệt độ thoáng mát, tối, yên tĩnh, để thiết bị điện tử bên ngoài phòng ngủ) và giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng (tắm trước khi đi ngủ, thường xuyên thay áo và gối) là chìa khóa để có được giấc ngủ ngon hơn.
7. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên khiến người bệnh rất khó chịu khi đang ngồi hoặc đang nằm. Do đó, nó có thể dễ dàng gây ra tình trạng khó ngủ ở người bệnh. Khoảng 5 – 10% người dân trên thế giới mắc phải hội chứng. Ngay cả khi người bệnh được điều trị làm giảm bớt sự mong muốn di chuyển chân, tình trạng mất ngủ vẫn tiếp tục xảy ra. Nghiên cứu năm 2013 cho thấy, điều này có thể là do mức độ cao bất thường của chất dẫn truyền thần kinh được gọi là glutamate ở những người mắc hội chứng.
Bình luận của bạn