Đường mới thực sự là thủ phạm của bệnh tim mạch
Tăng huyết áp ở người trẻ: 70% không triệu chứng
Thêm một lý do để nói không với đồ hộp
Tăng huyết áp: Âm thầm mà nguy hiểm
Tăng huyết áp - Nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ
Tăng huyết áp ở người trẻ: phát hiện tình cờ
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Open Heart. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện tim mạch - Bệnh viện St Luke, Houston, bang Texas (Mỹ) vừa tuyên bố rằng, chất fructose trong đường đóng vai trò thúc đẩy bệnh tăng huyết áp và các bệnh Tim mạch khác hơn cả muối như được nghiên cứu trước đây.
Điều này có nghĩa ăn nhiều muối không có hại bằng ăn nhiều đường. Và các chuyên gia này cũng khẳng định đường tự nhiên thì không ảnh hưởng nhiều, muốn giảm các bệnh tim mạch thì phải giảm dung nạp lượng đường từ thức uống có gas cũng như sản phẩm bánh kẹo công nghiệp.
Giáo sư Tom Saunders ở trường Đại học Hoàng gia London cho rằng lý thuyết cũng như các bằng chứng về đường làm tăng huyết áp còn quá mong manh trong khi việc cắt giảm muối ăn thực tế làm giảm bệnh này.
Một nhóm nghiên cứu khác thì cho rằng việc tranh cãi muối hay đường làm tăng huyết áp là không cần thiết, người bệnh phải giảm dung nạp cả hai trong chế độ sinh hoạt ăn uống của mình nếu không muốn bệnh tồi tệ hơn.
Giáo sư Francesco Cappuccio thuộc Đại học Warwick cho biết, ông đồng ý rằng chế độ ăn hàm lượng đường cao có thể góp phần đáng kể gây bệnh tim mạch nhưng tốt nhất, cả muối và đường đều cần phải giảm xuống để bảo vệ cơ thể.
Bình luận của bạn