Gà ác thuộc họ trĩ, có tên khoa học là Gallus gallus domesticus
brisson, còn được gọi là ô cốt kê, ô kê... là loại gà cỡ nhỏ, được thuần hóa và nuôi dưỡng. Đặc
trưng của giống gà ác là bộ lông trắng không mượt nhưng toàn bộ da, mắt, thịt, chân và xương đều
đen, chân có 5 ngón.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác vị ngọt, tính bình; có công dụng bổ can thận, ích khí huyết,
dưỡng âm thoái nhiệt, thường dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái tháo đường), đi
tả lâu ngày do tì hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, nóng âm ỉ trong xương, ra
mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều... Các y thư cổ đều ghi lại công dụng và những phương thuốc bồi
bổ liên quan đến gà ác với những kiến giải rất đặc sắc.
1. Gà hầm sâm, hồi, xuyên tiêu
Gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.
2. Gà hầm thảo quả, bột nghệ, hồ tiêu, vỏ quýt
Gà 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
3. Gà hấp hoàng kỳ
Gà 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt không đều.
4. Gà trống hầm rượu
Gà trống 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai chóng mặt.
5. Gà hầm sâm quy
Gà giò 1 con, nhân sâm, đương quy, mỗi thứ đều 15g, muối ăn vừa ăn. Hầm chín nhừ. Ăn hết trong một vài lần. Dùng cho bệnh nhân nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra; viêm gan; phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ.
6. Gà hầm bách hợp
Gà 1 con, gạo trắng 100g và bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị. Hầm nhừ, ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
7. Gà hầm xích tiểu đậu
Gà 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi; đun to lửa cho sôi sau đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay.
8. Gà hầm ngũ vị
Gà 1 con, sinh địa 15g, đương quy 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g, đổ thêm nửa cốc rượu, hầm nhừ. Ăn hết trong ngày. Chữa thiếu máu.
Bình luận của bạn