Khoa học vẫn còn nhiều điều bí hiểm về virus SARS-CoV-2 và quá trình tiến hóa đầy bất ngờ mà chúng ta chưa biết hết.
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thêm 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19
WHO cảnh báo chủng virus SARS-CoV-2 mới có khả năng kháng vaccine ở châu Phi
Châu Âu "đau đầu" với lệnh phong tỏa khi ác mộng COVID-19 trở lại
WHO: Châu Âu trở lại thành "tâm dịch" COVID-19 của thế giới
"Chuyện lạ" ở Châu Phi
“COVID-19 đã biến mất, lần cuối cùng bạn nghe tin có ai đã chết thì nó là khi nào chứ? Khẩu trang chỉ là để bảo vệ túi tiền của tôi. Cảnh sát đòi hối lộ nên tôi sẽ mất tiền nếu không đeo khẩu trang” - Nyasha Ndou, một người dân tại khu chợ bên ngoài thủ đô Harare của Zimbabwe, chia sẻ.
Trong một diễn biến mới, ngày 25/11, WHO vừa tổ chức họp khẩn để thảo luận về một biến thể mang tên B.1.1529, loại biến thể được cho là có nhiều đột biến nhất của virus gây bệnh COVID-19, được phát hiện ở Nam Phi. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết, biến thể B.1.1529 có số lượng đột biến nhiều gấp đôi biến thể Delta, với 32 đột biến. Các nhà khoa học đang theo dõi sát biến thể B.1.1529 và xem xét sẽ xếp vào nhóm biến thể đáng quan tâm hay đáng lo ngại, sau đó sẽ đặt tên cho biến thể này.
Đầu tuần qua, Zimbabwe, quốc gia phía Nam lục địa Châu Phi chỉ ghi nhận 33 trường hợp mắc COVID-19 mới và không có trường hợp tử vong nào. Điều này tương tự với sự suy giảm của dịch bệnh trên khắp châu lục trong thời gian gần đây.
Khi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên xuất hiện, các chuyên gia y tế lo ngại đại dịch sẽ quét qua Châu Phi và cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Mặc dù vẫn chưa rõ con số thống kê cuối cùng của COVID-19 sẽ là bao nhiêu, kịch bản thảm khốc đó vẫn chưa thành hiện thực ở Zimbabwe và phần lớn châu lục này.
Các nhà khoa học nhấn mạnh việc thu thập dữ liệu chính xác về dịch bệnh rất khó khăn, đặc biệt là ở các quốc gia Châu Phi, do hệ thống giám sát "chắp vá" và cảnh báo rằng, xu hướng dịch bệnh suy giảm hiện tại có thể dễ dàng bị đảo ngược.
Tuy nhiên, theo AP, có một điều gì đó “kỳ lạ” đang xảy ra ở Châu Phi khiến các nhà khoa học bối rối.
“Châu Phi không có vaccine và các nguồn lực để chống lại COVID-19 như Châu Âu và Mỹ. Nhưng bằng cách nào đó, họ có vẻ đang ứng phó tốt hơn” - Wafaa El-Sadr, chủ nhiệm bộ phận y tế toàn cầu tại Đại học Columbia, cho biết.
Chưa tới 6% người dân ở Châu Phi được tiêm chủng đầy đủ. Thế nhưng trong nhiều tháng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mô tả Châu Phi là “một trong những khu vực ít bị ảnh hưởng nhất trên thế giới” trong các báo cáo hàng tuần về dịch bệnh. Dữ liệu của WHO cho thấy, số ca tử vong ở Châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong toàn cầu, trong khi tỷ lệ tử vong ở Châu Mỹ và Châu Âu lần lượt là 46% và 29%.
Lý giải về điều này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, dân số trẻ với độ tuổi trung bình thấp hơn nhiều so với Tây Âu, cùng với tỷ lệ đô thị hóa thấp và xu hướng dành thời gian ở ngoài trời nhiều hơn, có thể là nguyên nhân giúp người dân Châu Phi tránh được những hậu quả chết người của COVID-19.
Một điểm đáng chú ý nữa là tại cuộc họp của Hiệp hội Y học nhiệt đới và vệ sinh Mỹ tuần trước, các nhà nghiên cứu làm việc tại Uganda nhận thấy những bệnh nhân COVID-19 có tỉ lệ phơi nhiễm cao với bệnh sốt rét ít có nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc tử vong hơn.
"Bí ẩn" về sự biến mất của chủng Delta ở Nhật Bản
Sự xuất hiện của chủng Delta đã "càn quét" hầu hết các quốc gia trên thế giới khiến một lần nữa Châu Âu trở thành "tâm chấn" của đại dịch. Giữa lúc Châu Âu rối ren, ở Châu Á, Nhật Bản lại là một thái cực trái ngược, nói đúng hơn là một "hiện tượng lạ". Làn sóng dịch thứ 5 suy giảm nhanh đến mức nhiều nhà nghiên cứu cho rằng biến thể Delta có khả năng đã “tự diệt” trên đảo quốc này.
Nhật Bản là trường hợp hiếm hoi số ca mắc COVID-19 trên đà giảm dù không phải áp đặt phong tỏa. Các biện pháp khẩn cấp của Nhật Bản, được dỡ bỏ vào ngày 27/9, chủ yếu yêu cầu các quán bar và nhà hàng đóng cửa sớm và không phục vụ rượu.
Trong thời gian áp dụng các biện pháp khẩn cấp, nhiều người vẫn tiếp tục đi làm trên các chuyến tàu đông đúc, các sự kiện thể thao và văn hóa vẫn diễn ra, với một số biện pháp phòng chống dịch được áp dụng.
Mới đây, giáo sư Ituro Inoue thuộc Viện Di truyền quốc gia Nhật đã đưa ra một giả thuyết khá táo bạo rằng, biến thể Delta ở Nhật Bản đã "tự tuyệt chủng" trong quá trình lây lan và đột biến. Cụ thể, bộ gene của virus SARS-CoV-2 thay đổi với tốc độ khoảng 2 đột biến mỗi tháng. Nhưng theo nhóm nghiên cứu, chủng Delta ở Nhật tích lũy quá nhiều đột biến trên "protein sửa chữa" của nó gọi là nsp14. Kết quả là virus không kịp "vá lỗi" trong quá trình phân chia (trong cơ thể người bệnh) và dẫn đến tự diệt.
Hiện giáo sư Ituro Inoue cùng các đồng nghiệp đang nghiên cứu các đột biến của virus SARS-CoV-2, cũng như cách virus này bị ảnh hưởng bởi protein nsp14, chất quan trọng đối với sự sinh sản của virus.
Chuyên gia Inoue cho biết: “Chúng tôi thực sự bị sốc khi phát hiện ra điều này. Biến thể Delta ở Nhật Bản dễ lây truyền đến mức có thể nhanh chóng leo lên ngôi thống trị. Nhưng khi các đột biến chồng chất lên nhau, chúng tôi tin rằng virus đã bị lỗi và không thể tự tạo ra các bản sao của chính nó.”
"Xét thực tế ca nhiễm ở Nhật không tăng trong thời gian qua, chúng tôi nghĩ vào một chu kỳ đột biến nào đó virus đã đi thẳng vào con đường tự diệt. Nếu virus còn sống và khỏe, ca nhiễm chắc chắn phải tăng vì khẩu trang và vaccine không thể ngăn toàn bộ lây nhiễm" - Giáo sư Inoue cho biết thêm.
Giả thuyết này được cho là có liên quan đến chủng virus SARS hồi năm 2003, và có thể là lý do khiến virus này không gây ra đại dịch dai dẳng như SARS-CoV-2. Câu hỏi đặt ra là "hiện tượng lạ" tương tự có xảy ra ở các quốc gia khác ngoài Nhật Bản không, hiện vẫn chưa có lời giải đáp.
Kể từ lúc đạt đỉnh vào giữa tháng 8/2021, ca nhiễm trong ngày ở Nhật giảm liên tục xuống dưới 5.000 vào giữa tháng 9, rồi tiếp tục xuống dưới 200 vào cuối tháng 10 và 50 ca trong những ngày gần đây, bất kể mọi hoạt động của người dân đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo, không vì thế mà Nhật Bản sẽ "miễn nhiễm" trước các làn sóng dịch tiếp theo, nhất là vào thời điểm cuối năm với các kỳ nghỉ, tụ tập và thời tiết khắc nghiệt hơn.
Bình luận của bạn