Giấm táo giúp kiểm soát tăng huyết áp?

Giấm táo giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp

Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?

7 loại tinh dầu giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên

Tăng huyết áp và đái tháo đường làm suy giảm chức năng não bộ

Tăng huyết áp vô căn: Căn bệnh âm thầm mà nguy hiểm!

Vì sao giấm táo giúp ngăn ngừa tăng huyết áp?

Giấm táo làm giảm hoạt động của enzym renin

Renin là một loại enzym kích thích giải phóng aldosterone, một chất gây co mạch rất mạnh làm tăng huyết áp đáng kể. Nó cũng khiến thay đổi hoạt động lọc cơ bản của thận.

Aldosterone làm cho thận giữ lại cả muối và nước dẫn đến tăng lượng chất lỏng trong cơ thể theo thời gian. Lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể dẫn đến huyết áp tăng cao.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Kidney Research and Clinical Practice năm 2016 báo cáo rằng mức hoạt động renin trong huyết tương (PRA) cao hơn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các biến cố thiếu máu cục bộ ở tim và suy tim sung huyết có xu hướng tăng tỷ lệ tử vong ở những người có huyết áp tâm thu  ≥ 140 mmHg.

Trong một nghiên cứu thực hiện trên những con chuột bị tăng huyết áp cho thấy, acid axetic trong giấm táo có khả năng làm giảm hoạt động của enzyme renin, do đó giúp làm giảm huyết áp một cách đáng kể.

Ngăn ngừa béo phì

Thừa cân hoặc béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của tăng huyết áp.

Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Ý cho thấy rằng trọng lượng cơ thể dư thừa, béo phì có liên quan đến chứng tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp ở thanh thiếu niên.

Giấm táo được chứng minh là có lợi trong việc kiểm soát trọng lượng cơ thể. Nó giúp tăng cường sự trao đổi chất, do đó tạo điều kiện cho cơ thể đốt cháy nhiều chất béo hơn. Giấm táo còn có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn và ngăn chặn việc ăn quá nhiều.

Giảm mức cholesterol

Huyết áp của cơ thể cũng phụ thuộc vào sự cân bằng của lipid trong mạch máu. Khi xảy ra tình trạng mất cân bằng chất béo trong mạch máu, tức là hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và triglycerides tăng cao, trong khi cholesterol tốt (HDL) giảm xuống thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp do mảng bám hình thành trong động mạch.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Đời sống cho thấy rằng tiêu thụ giấm táo trong 8 tuần có thể giúp giảm cholesterol.

Chứa các khoáng chất cần thiết

Tăng huyết áp có thể do quá ít kali hoặc mange trong chế độ ăn uống hàng ngày.  Giấm táo chứa cả hai khoáng chất này có thể giúp kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

Cách sử dụng giấm táo cho người tăng huyết áp?

Bạn nên tiêu thụ khoảng 2-3 muỗng canh giấm táo mỗi ngày và chia thành 2-3 lần. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước thường, nước hoa quả và sinh tố, sử dụng trước mỗi bữa chính.

Ngoài ra, giấm táo còn có thể kết hợp với các món như salad, các món xào, rưới lên thịt, rau…

Một số lưu ý khi dùng giấm táo
- Không tiêu thụ quá 237 ml giấm táo/ngày. Uống quá nhiều có thể gây hạ kali máu, loãng xương…
- Tính acid của giấm táo có thể gây tổn thương men răng nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy khi dùng nên pha loãng và súc miệng với nước lọc để bảo vệ men răng của bạn.
Lê Tuyết H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch