Giảm sưng đau do viêm tinh hoàn tại nhà bằng cách nào?

Viêm tinh hoàn không được điều trị có thể gây vô sinh

Mọc mụn ở "cậu nhỏ" là bệnh gì?

Cảnh báo: Bệnh nam khoa đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa

Vừa đau thắt lưng vừa đau tinh hoàn là bệnh gì?

5 triệu chứng của ung thư tinh hoàn mà không phải ai cũng biết

Viêm tinh hoàn có nguy hiểm?

Tinh hoàn là cơ quan sản xuất ra tinh trùng, đồng thời là tuyến nội tiết (tiết ra tiết tố nam testosterone) làm cơ thể phát triển nam tính để trở thành giống đực. Viêm tinh hoàn là biểu hiện sưng đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn (trái, phải) trong bìu. Nguyên nhân phổ biến gây viêm tinh hoàn:

 - Nhiễm virus quai bị.

 - Vi khuẩn: Do quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh kém gây viêm nhiễm niệu đạo dẫn đến viêm tinh hoàn.

- Viêm do dị ứng: Dị ứng với bao cao su, vải quần áo.

- Bệnh nam khoa mạn tính: Viêm đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt lâu ngày.

- Tinh hoàn bị tổn thương: Va chạm mạnh khi quan hệ tình dục hoặc một tai nạn gây chấn thương khiến tinh hoàn bị tổn thương dẫn đến viêm tinh hoàn.

Viêm tinh hoàn có thể gây sưng, nóng, đỏ, đau tại tinh hoàn 

Viêm tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể thành viêm mạn tính, người bệnh không chỉ bị đau tinh hoàn mà còn xuất hiện kèm triệu chứng như buồn nôn, sốt, chán ăn, mệt mỏi... có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Do đó, nếu có biểu hiện bất thường ở tinh hoàn, bạn nên đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán kịp thời, tăng khả năng điều trị khỏi hoàn toàn và đảm bảo chức năng của tinh hoàn.

Ngoài tuân theo phương pháp điều trị của bác sỹ, bạn có thể kết hợp với các biện pháp tự nhiên dưới đây để giảm triệu chứng sưng đau do viêm tinh hoàn hiệu quả.

Chườm lạnh

Chườm lạnh làm tê liệt tạm thời vùng bị viêm bằng cách giảm lưu lượng máu và hoạt động của các dây thần kinh. Do đó, nó có thể hữu ích trong việc giảm đau và sưng tinh hoàn.

Bạn để một vài viên đá lạnh miếng vải sạch. Chườm đá lên khu vực sưng đau trong khoảng 20 phút, sau đó lau khô. Lặp lại cách này sau 2 giờ nếu cơn đau vẫn tiếp tục xuất hiện.

Tỏi

Theo nghiên cứu, tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch, bao gồm kích thích tế bào lympho và đại thực bào chống lại các bệnh nhiễm trùng và tác nhân gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, hoạt chất chống viêm của tỏi ngăn chặn tình trạng viêm do nhiễm trùng. Điều này có thể giúp giảm đau và sưng tinh hoàn do nhiễm trùng.

Bạn băm vài tép tỏi trộn chung với dầu mù tạt, sau đó đun nóng cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu nâu. Đợi hỗn hợp nguội, nhẹ nhàng massage khu vực bị sưng và đau. Rửa sạch vùng da này sau vài giờ.

Sữa chua

Nam giới nên ăn sữa chua thường xuyên để tăng cường lợi khuẩn

Sữa chua có chứa hàm lượng probiotic cao có công dụng kích thích vi khuẩn có lợi. Đồng thời hoạt tính của acid lactic trong sữa chua sẽ hạn chế vi khuẩn có hại sinh sôi. Do đó, ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp giảm sưng tinh hoàn, tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng. Đồng thời, nó cũng giúp giảm các triệu chứng khác của viêm tinh hoàn như nôn, buồn nôn.

Dầu ô liu

Acid oleic – một hợp chất chống oxy hóa cùng với polyphenol trong dầu ô liu giúp ngăn ngừa stress oxy hóa trong các tế bào. Đặc tính này giúp tăng cường hệ miễn dịch, tiếp tục tạo ra các kháng thể và làm giảm các dấu hiệu viêm trong máu. Dầu ô liu cũng được cho là tăng nồng độ testosterone, giảm nguy cơ vô sinh do viêm tinh hoàn.

Bạn nên tiêu thụ khoảng 15ml dầu ô liu mỗi ngày ngày.

Tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp có cả 3 đặc tính: kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Những đặc tính này giúp giảm đau nhanh hơn và giảm viêm do vi khuẩn, virus gây ra.

Bạn thêm 1 vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào bồn nước ấm và ngâm mình. Thực hiện 3 ngày liên tiếp. Nếu không còn triệu chứng thì dừng lại.

Dầu húng tây

Dầu húng tây rất được cho là hữu ích trong việc giảm nhiều loại viêm mạn tính nhờ các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong dầu (carvarol và thymol), chống oxy hóa, kháng nấm và chống viêm. Những đặc tính này có thể giúp giảm đau và sưng tinh hoàn cũng như tăng cường hệ miễn dịch.

Bạn cần trộn dầu húng tây với dầu nền (dầu hoa oải hương/dầu dừa/dầu jojoba) rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cho toàn bộ da, bạn nên thử 1 giọt tại vùng da nhỏ, nếu có hiện tượng kích ứng thì nên tránh sử dụng.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nam khoa