Giúp con thông minh: Hãy nghe truyện cổ tích

Truyện cổ tích có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách trẻ

Báo động gia tăng tội phạm buôn bán trẻ em

Bí quyết giúp trẻ em sống vui khỏe mỗi ngày

Báo động gia tăng đái tháo đường ở trẻ

Cảnh báo chất giặt tẩy gây ngộ độc cho trẻ em

Đồ chơi hình mèo Kitty gây tắc khí quản trẻ em

Truyện cổ tích phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

“Nếu bạn muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho bé những câu chuyện cổ tích”,  Albert Einstein - nhà khoa học lỗi lạc của thế kỷ 20.

Với trẻ em, truyện cổ tích như món ăn tinh thần không thể thiếu. Trong mỗi trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu những điều kỳ lạ, huyền bí. Trẻ tin vào các câu chuyện kể hơn là những bài thuyết trình bởi những câu chuyện ấy dành cho trẻ dưới một hình thức rất quen thuộc: hình thức kỳ diệu. Theo các nhà khoa học, cho tới tận lúc dậy thì đối với trẻ ranh giới giữa vật sống và vô tri, người và vật, tưởng tượng và thực tế là rất mơ hồ.

Trẻ có thể hòa mình vào nhân vật của câu chuyện: Lo lắng, căng thẳng, hồi hộp, vui sướng, hả hê... mọi cung bậc tình cảm được trẻ thể hiện một cách tự nhiên. Trẻ sẽ được sống đúng với tuổi thơ của mình trong thế giới của truyện cổ tích, với những bà tiên tốt bụng, với những mụ phù thủy độc ác luôn ghen ghét, đố kỵ...

Truyện cổ tích phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga V.A Xu KhomlinXki đã từng rất đề cao vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển nhân cách trẻ em: “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ”.

Truyện cổ tích mang tính giáo dục sâu sắc

Cùng với sự hoàn thiện về thể chất, trẻ em có những đặc điểm sinh lý riêng biệt, tư duy hình tượng cụ thể chiếm ưu thế. Nhân cách của trẻ em chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài và trẻ rất dễ bắt chước. Việc in những dấu hằn đầu tiên về cái đẹp vào tâm  trí các em có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành những cảm xúc và quan niệm thẩm  mỹ, lòng nhân ái của trẻ sau này.

Trẻ được sống với thế giới thần tiên trong những câu chuyện cổ tích

Những câu chuyện cổ tích đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ bởi nhân vật chính trong các câu chuyện giống như 1 hình tượng mô phỏng khả năng vượt qua hay thậm chí dành được thành công lớn khi đối mặt với những tình huống khó khăn, xui xẻo trong một thế giới của những người lớn to khỏe hơn và nhiều khi cũng độc ác hơn.

Những câu chuyện cổ tích giúp xâu chuỗi lại các tình huống bé được nghe kể để bé có các ý tưởng giải quyết những vấn đề mình gặp phải. Cái gì là tốt hay xấu? Bé sẽ gặp nhiều may mắn nếu bé là người tốt hay người xấu? Mỗi câu chuyện cổ tích là một bài học sống động về những phẩm chất đạo đức, về những cách xử trí tình huống trong cuộc sống  giúp trẻ biết sống đẹp hơn.

Tuổi thơ của bé không phải là "dòng sông yên bình"

Ngay từ khi còn nhỏ, bé trải qua nhiều thử thách, ghen tỵ với anh chị của mình, bị đem ra so sánh với bạn khác, phải chịu trách nhiệm về hành động của bản thân… Và cũng có thể bé cảm thấy cô đơn và lo sợ. Cha mẹ nghĩ rằng cần phải bảo vệ bé khỏi các cảm giác bất an và chỉ kể cho bé vẻ bề ngoài khách quan của sự vật.  Xa hơn, những câu chuyện cổ tích sẽ giúp bé, kể cho bé về cuộc sống và khích lệ bé dũng cảm tiến lên để khám phá thế giới.

Lời khuyên cho cha mẹ khi đọc truyện cổ tích cho bé:

- Nên đọc hoặc kể cho bé nghe những truyện cổ tích càng sớm càng tốt;
- Bạn nên bắt đầu từ những truyện bạn yêu thích khi còn nhỏ. Nếu trẻ không tỏ ra hào hứng với những truyện đó thì có nghĩa là các chủ đề bạn chọn không đáp ứng được những quan tâm hiện nay của bé; 
- Khi bé thích, bé sẽ biết cách bày tỏ sự hào hứng, sẽ yêu cầu kể đi kể lại không chán cho tới khi nào kết thúc thì thôi. Bé sẽ thực sự bị cuốn hút bởi chính nhu cầu của mình;
- Không áp đặt bé, hãy cho bé lựa chọn những câu chuyện cổ tích. Sự lựa chọn của bé sẽ giúp bạn hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong tâm hồn trẻ thơ;
- Không ngắt quãng để giải thích các chi tiết khi bé đang thích thú. Nếu câu chuyện cổ tích làm tâm hồn bé thêm phong phú thì chính chúng cũng sẽ làm bé hài lòng. Bé đôi khi không cần hiểu cụ thể và tại sao lại như thế.
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ