Hiệu quả của vaccine và các lần mắc COVID-19 trước Omicron BA.1, BA.2 và Delta?

Cần đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine trước các biến thể SARS-CoV-2

Dòng chảy Sức khỏe+: WHO kêu gọi đẩy mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19

Số ca mắc mới và tử vong do COVID-19 tăng mạnh ở nhiều nước Châu Á

Làm sao tránh trầm cảm sau đại dịch?

Quốc gia lần đầu bùng phát COVID-19 kể từ khi có đại dịch

Trước đây, trong một nghiên cứu trường hợp, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng khả năng bảo vệ sau khi mắc COVID-19, hoặc khả năng bảo vệ của việc tiêm đủ vaccine cơ bản đã giảm nhiều đối với Omicron BA.1 (so với Delta). Với nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng xét nghiệm PCR để xác định virus SARS-CoV-2, nhằm ước tính tác động của việc tiêm vaccine cơ bản, tiêm mũi tăng cường cũng như việc nhiễm COVID-19 trước đó với khả năng bảo vệ, chống lại Omicron BA.1 so với Delta và với Omicron BA.2 so với BA.1, đặc biệt là trong giai đoạn khi cả 2 tổ hợp biến thể đều đang lưu hành ở Hà Lan.

Phương pháp S-gene target failure (SGFT) - với 1 trong 3 gene mục tiêu không được phát hiện - có thể được sử dụng để phát hiện Omicron BA.1. Trong khi đó, các trường hợp không SGTF (non-SGTF) có thể đại diện cho nhiễm Delta hoặc Omicron BA.2, tùy thuộc vào khoảng thời gian xét nghiệm.

Các nhà khoa học đánh giá khả năng bảo vệ nhờ việc tiêm đủ mũi vaccine cơ bản và mũi tiêm tăng cường, đã hoặc chưa nhiễm COVID-19 trước đó đều có thể chống lại các biến thể Delta, Omicron BA.1 và BA.2 theo thời gian, kể từ khi tiêm chủng hoặc nhiễm COVID.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 671,763 người Hà Lan, trong khoảng thời gian từ ngày 22/11/2021 - 31/3/2022.

A: Số xét nghiệm SGTF và không SGTF dương tính theo thời gian; B: Giải trình tự cả bộ gene của các biến thể được tìm thấy trong quá trình giám sát bộ gene của Hà Lan. Khung viền chấm hiển thị nhóm Delta-Omicron BA.1; Khung viền chấm - gạch hiển thị nhóm Omicron BA.1-BA.2.

A: Số xét nghiệm SGTF và không SGTF dương tính theo thời gian; B: Giải trình tự cả bộ gene của các biến thể được tìm thấy trong quá trình giám sát bộ gene của Hà Lan. Khung viền chấm hiển thị nhóm Delta-Omicron BA.1; Khung viền chấm - gạch hiển thị nhóm Omicron BA.1-BA.2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nhiễm COVID-19 trước đó, tiêm các mũi cơ bản hoặc kết hợp cả 2 yếu tố này đều có thể bảo vệ tốt trước biến thể Delta. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ, chống lại Omicron BA.1 thấp hơn nhiều so với Delta. Khả năng bảo vệ, chống lại Omicron BA.1 tương tự so với nhiễm BA.2 sau một lần nhiễm COVID-19 trước đó, tiêm mũi cơ bản và mũi tăng cường.

Khả năng bảo vệ cao hơn được quan sát thấy với tất cả các biến thể ở những người đã tiêm phòng và nhiễm COVID-19, so với những người chỉ có 1 trong 2 điều kiện. Dù vậy, khả năng bảo vệ chống lại tất cả các biến thể đều giảm dần theo thời gian, kể từ lần tiêm chủng hoặc nhiễm COVID cuối cùng.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng việc tiêm mũi cơ bản với các vaccine COVID-19 hiện tại, cũng như các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 trước đây có khả năng bảo vệ thấp đối với Omicron BA.1 và BA.2. Việc tiêm các mũi tăng cường có thể giúp tăng đáng kể khả năng bảo vệ, chống lại Omicron. Tuy nhiên, hiệu quả này sẽ giảm nhanh chóng trong vòng vài tháng sau khi tiêm chủng.

Các nhà khoa học Hà Lan cho rằng điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của thời điểm tiêm mũi tăng cường cho những người có nguy cơ cao, vào thời điểm dự kiến các ca mắc COVID-19 có thể tăng đột biến trong tương lai.

 
Vi Bùi (Theo Nature)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất