Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73% ca tử vong do bệnh tật
Bệnh không lây nhiễm là gánh nặng của các quốc gia đang phát triển
Cứ 10 người tử vong thì có 7 là do các bệnh không lây nhiễm
Khoảng 75% các ca tử vong là do bệnh không lây nhiễm
73% số ca tử vong ở Việt Nam là do bệnh không lây nhiễm
"Cơn thủy triều" mang tên bệnh không lây
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 5 căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính và bệnh tâm thần có thể gây thiệt hại về mặt kinh tế thế giới lên tới 47.000 tỷ USD trong 20 năm tới.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế, các bệnh không lây nhiễm hiện nay là gánh nặng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thậm chí tình trạng bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng ở nước ta tới mức báo động. Đặc biệt, gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc.
Hiện tại nước ta có khoảng 12,5 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp, 2,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản và mỗi năm có khoảng 125.000 người mắc mới ung thư. Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài.
Những liều “vaccine” dự phòng bệnh không lây
Theo PGS. TS. Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, TPCN dần đã trở thành xu thế, nhu cầu cấp thiết của của người tiêu dùng trong cuộc sống hiện đại. Việc sử dụng các loại TPCN là cần thiết và tất yếu để ngăn chặn “cơn thủy triều” đại dịch các bệnh mạn tính không lây. Cũng bởi những công dụng trên, TPCN được ví như là một liều “vaccine” dự phòng bệnh mạn tính không lây.
TPCN được ví như là một liều “vaccine” dự phòng bệnh mạn tính không lây
Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm có chung 4 yếu tố nguy cơ là: Hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý. Theo các nghiên cứu khoa học, nếu loại trừ được các yếu tố nguy cơ này sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh về tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường type 2 và trên 40% các bệnh ung thư.
Bệnh không lây nhiễm có thể được giảm đáng kể với hàng triệu người được cứu sống và những đau đớn do bệnh tật có thể tránh được thông qua giảm thiểu những yếu tố nguy cơ và tăng cường hệ thống y tế, tập trung vào tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để quản lý và chăm sóc cho người đã mắc bệnh không lây nhiễm.
Theo T.S Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, người dân cần phải nắm rõ các nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm để kịp thời phòng ngừa cho mình. Chỉ cần bỏ hút thuốc, hạn chế uống bia rượu, vận động khoảng 30 phút mỗi ngày (đi bộ), ăn nhiều rau, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn… đã có thể giúp mình và gia đình tránh được nguy cơ bệnh tật.
Các bệnh không lây nhiễm có thể dự phòng hiệu quả thông qua kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh và sâu xa hơn cần giải quyết nguyên nhân liên quan đến yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường như toàn cầu hóa, đô thị hóa, già hóa dân số.
Bình luận của bạn