Hiện nay có rất nhiều loại máy trợ thính giúp người dùng cải thiện khả năng nghe một cách hiệu quả
7 nguyên nhân bất ngờ gây suy giảm và mất thính lực
Nguyên nhân gây mất thính lực một bên tai
Cách cải thiện mất thính lực một bên tai hiệu quả tại nhà
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính lực ở trẻ em?
Theo trang Healthday, máy trợ thính là thiết bị khuếch đại âm thanh. Nó bao gồm 3 bộ phận: Micro để thu âm thanh, bộ khuếch đại âm thanh và loa để truyền âm thanh vào tai. Máy trợ thính hoạt động bằng pin và hầu hết các sản phẩm hiện nay đều có pin sạc tích hợp.
Vậy khi nào bạn cần dùng đến máy trợ thính? Nếu bạn nhận thấy mình không nghe rõ các cuộc trò chuyện như bình thường, luôn phải tăng âm lượng TV nhiều hơn hoặc bạn bè và người thân khuyên bạn nên đi kiểm tra thính giác, thì có thể đã đến lúc bạn cần dùng máy trợ thính.
Một số trường hợp mất thính lực xảy ra dần dần, có thể không được chú ý. Dù vậy, không phải tất cả các mức độ mất thính lực đều dùng máy trợ thính. Để xác định xem bạn có cần máy trợ thính hay không, hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng để thăm khám. Bạn có thể được thực hiện một số kiểm tra chẩn đoán, chẳng hạn như khả năng nghe âm thanh có tần số và cường độ khác nhau. Nếu phát hiện bạn bị mất thính lực, bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận về các lựa chọn can thiệp phù hợp nhất.
Hiện nay có một số loại máy trợ thính phổ biến gồm:
- Máy trợ thính đeo sau tai (BTE)
- Máy trợ thính loa trong tai (RIC – RITE)
- Máy trợ thính nằm trong ống tai (ITC)
- Máy trợ thính lọt trong ống tai (CIC).
Mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào mức độ giảm thính lực mà bạn có thể chọn máy phù hợp, cần phải chọn máy mức độ khếch đại vừa đủ, không quá lớn, có thể ảnh hưởng xấu đến tai. Điếc nhẹ thì cần máy trợ thính có mức độ âm thanh ít, ngược lại người nặng hơn cần máy chất lượng khếch đại lớn và tốt hơn. Chính vì vậy, khi quyết định mua các loại máy trợ thính bạn nên đeo thử để xem máy đó có phù hợp với tai nghe của bạn hay không để tránh lãng phí và không hiệu quả trong quá trình sử dụng.
Có nhiều định nghĩa về mất thính lực ở các quốc gia khác nhau. Nhưng thông thường mất thính lực được xác định theo ngưỡng âm thanh thuần trung bình trên các tổ hợp tần số (0,5kHz, 1kHz, 2kHz, 4kHz) và các mức độ khiếm thính phù hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mức độ nghe bình thường là từ 10-20 dB, nghe kém nhẹ khoảng 20-40 dB, trung bình ở mức 40-55 dB (decibel), trung bình nặng là từ 55-70 dB, nặng khoảng từ 70-90 dB, điếc sâu là trên 90 dB.
Bình luận của bạn