Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất thính lực ở trẻ em?

Mất thính lực ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ

Podcast: Ánh sáng xanh có phải nguyên nhân gây cận thị?

Phòng tránh tai nạn bỏng trong sinh hoạt hàng ngày ở trẻ em

Độ tuổi thích hợp để trẻ em sử dụng điện thoại thông minh?

Liên Hợp Quốc: Tỷ lệ tiêm chủng trẻ em toàn cầu bị đình trệ

1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng và hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có đủ lượng chất béo, đường, nước, protein và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, việc cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ cung cấp dinh dưỡng tối ưu mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tai, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh.

2. Hạn chế tiếng ồn

Tiếng ồn từ các thiết bị điện tử, môi trường xung quanh có thể gây ảnh hưởng xấu đến thính lực của trẻ. Để bảo vệ đôi tai của bé, hãy tạo thói quen giảm âm lượng khi nghe nhạc, hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn và sử dụng tai nghe chống ồn khi cần thiết. Đây là những biện pháp đơn giản nhưng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe thính giác cho trẻ.

3. Tiêm chủng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng đầy đủ là cách hiệu quả để bảo vệ trẻ em khỏi những bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, rubella có thể gây tổn thương thính giác. Các vaccine như vaccine phòng sởi, quai bị và rubella, viêm màng não và cúm giúp tạo miễn dịch, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.

4. Điều trị cảm lạnh và dị ứng đúng cách

Cảm lạnh, dị ứng tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây viêm tai giữa, từ đó ảnh hưởng đến thính lực của trẻ. Vì vậy, việc theo dõi sức khỏe tai mũi họng của trẻ và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

5. Phòng ngừa trước sinh

Sức khỏe của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là thính giác. Để bảo vệ thính lực cho bé, mẹ bầu cần tránh xa các chất độc hại, khám thai đều đặn và theo dõi sức khỏe thai nhi để phát hiện và điều trị kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn.

Mỗi độ tuổi sẽ có các phương pháp kiểm tra thính lực khác nhau để phù hợp với khả năng nhận thức và hoạt động của trẻ.

Mỗi độ tuổi sẽ có các phương pháp kiểm tra thính lực khác nhau để phù hợp với khả năng nhận thức và hoạt động của trẻ.

6. Để ý các dấu hiệu mất thính lực

Hãy chú ý đến sự phát triển thính giác của con bạn. Nếu chúng có những dấu hiệu như chậm nói hoặc phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc làm theo hướng dẫn, thường xuyên yêu cầu bạn lặp lại và tăng âm lượng trên TV hoặc các thiết bị khác, có thể chúng gặp vấn đề về thính lực.

7. Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bao gồm cả thính lực của trẻ. Hãy khuyến khích bé tham gia các hoạt động ngoài trời để phát triển toàn diện hơn.

8. Phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi

Bơi lội mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các bệnh về tai, đặc biệt là viêm tai giữa, cha mẹ nên lựa chọn hồ bơi đảm bảo vệ sinh, nguồn nước luôn được khử trùng sạch sẽ, không chứa hàm lượng hóa chất có hại cho hệ hô hấp vượt mức cho phép; không nên cho trẻ bơi ở sông hồ tù đọng, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.

Hướng dẫn trẻ trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào tai, mũi, họng. Nếu vô tình để nước vào mũi, dùng tay bịt một lỗ mũi và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ cùng một lúc khi xì mũi để tránh làm nguồn viêm nhiễm từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai, gây viêm tai giữa. Sau khi trẻ bơi xong, cha mẹ tắm lại cho trẻ bằng nước sạch.

Cha mẹ có thể sử dụng các vật dụng hỗ trợ để hạn chế tác nhân vi sinh vật xâm nhập vào tai gây bệnh cho trẻ khi đi bơi, như: Cho trẻ đội mũ, đeo nút bịt tai khi đi bơi để bảo vệ tai; Đeo kính bơi cho trẻ để bảo vệ mắt. Lưu ý, không dùng chung nút tai, kính bơi với các trẻ khác. Phụ huynh nên mua cho trẻ các dụng cụ hỗ trợ bơi này ở các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ