Khoai lang - vitamin với mỡ màu là đây

Mặc dù khoai lang rất gần gũi với con người nhưng tác dụng và công dụng của nó đối với sức khỏe của con người thì không phải ai cũng biết.

Lợi ích của khoai lang

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM cho biết, khoai lang là lương thực lâu đời và được sử dụng trong Đông y để làm thuốc vì khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.


Bên cạnh đó, rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.

Có rất nhiều loại khoai lang khác nhau như khoai lang trắng, khoai lang tím, khoai lang đỏ... Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Hiện nay, củ khoai lang thông thường được ghi nhận có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, chất xơ trong khoai lang giúp chống táo bón, giải độc được cho cơ thể.

Dưới đây là một số công dụng của khoai lang:

Chống lão hóa: Khoai lang có chứa nhiều chất chống lão hóa, tăng độ đàn hồi cho da rất hiệu quả.


Giảm cân: Không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, khoai lang còn có tác dụng giảm cân hiệu quả. Ăn khoai lang sẽ giúp bạn có một thân hình không béo phì. Tuy vậy, khoai lang lại có chứa lượng chất xơ cao gấp đôi so với các loại khoai khác nên rất hữu hiệu trong việc giảm cân, chống táo bón.

Ngừa mụn nhọt: Trong Đông y, khoai lang là nguyên liệu được dùng để trị mụn nhọt rất hữu hiệu.

Làm đẹp da: Nước ép từ khoai lang cũng có thể làm sáng da.

Chữa vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô sẽ chữa vàng da hiệu quả.

Thời điểm khoai lang tốt nhất: Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.


Tuy nhiên, không nên ăn khoai lang cùng quả hồng vì lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.

Theo Lương y Đinh Công Bảy khi sử dụng khoai lang chúng ta nên dùng dạng hấp, luộc vì với nhiệt độ vừa phải sinh tố, khoáng chất, sinh tố, hoạt chất dinh dưỡng của khoai lang được giữ lại. Còn nếu dùng dưới dạng chiên, xào hoặc nướng cháy quá thì không tốt.

vanhuong
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp