Khoai tây mọc mầm chứa solanin, đây là một chất độc, ăn vào gây ngộ độc. Biểu hiện trúng độc solanin là: Cổ họng khô, đầu lưỡi tê bì, khó thở, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt, hoa mắt…
Nếu trúng độc quá mạnh thì nhiệt độ trong người lên cao, hôn mê, co giật, hô hấp tê liệt có thể dẫn đến tử vong. Khoai tây nếu không được xử lý gì thông thường sẽ mọc mầm sau 60 ngày.
Nhiệt độ thấp có thể làm giảm sự mọc mầm này, nhưng đồng thời, lượng đường tích tụ trong khoai tây lại tăng lên. Khi đem sấy khô, lượng đường này sẽ bị hóa thành caramen, làm cho sản phẩm sấy khô có màu nâu xỉn xấu xí và làm suy giảm sức tiêu thụ trên thị trường.
Tại châu Âu và Bắc Mỹ, các nhà sản xuất khoai tây thường dùng các hóa chất chống mọc mầm (như chloropropham, grain còn gọi là CIPC) lên sản phẩm của mình. Nhưng những chất này có thể còn sót lại và tồn tại bên ngoài lớp vỏ khoai tây, đe dọa tới an toàn sức khỏe của người tiêu dùng.
Tại Nhật đã có luật cấm sử dụng các lọai thuốc bảo quản đó. Trong 30 năm gần đây, các nhà sản xuất phải dùng đến liệu pháp sóng radio. Nhưng liệu pháp này lại đòi hỏi một kinh phí quá lớn…
Chẳng có công trình khoa học nào công bố hành, tỏi mọc mầm chứa chất độc hại gì cho cơ thể người. Hành mọc mầm thì thành lá mà ta vẫn thường ăn đấy thôi. Lá tỏi tây cũng là loại thực phẩm ngon.
Bình luận của bạn