7 loại trà tốt cho người bệnh hen suyễn

Một số loại trà thảo dược như trà xanh, trà gừng, trà cam thảo... có thể giúp giảm triệu chứng bệnh hen

Cải thiện hen phế quản cho trẻ bằng bột nghệ

Chớ dại mà nhổ lông mũi

Những điều bệnh nhân hen suyễn cần làm trong mùa dịch Covid-19

Vì sao COVID-19 nguy hiểm với người bị tiểu đường, tim mạch, hen suyễn?

5 biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát triệu chứng hen suyễn

Dưới đây là 7 loại trà thảo dược tốt cho người bệnh giúp ngăn ngừa ho, thở khò khè, khó thở, nghẹn ngực…

1. Trà đen

Trà đen có nguồn gốc từ cây Camellia sinensis. Thông thường, nó tiếp xúc với không khí để oxy hóa, khiến lá chuyển sang màu nâu sẫm, làm tăng hương vị. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà đen chứa caffein, có thể giúp thư giãn đường thở và cải thiện chức năng của phổi. Điều này giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh hen suyễn.

Cách dùng: Trong 1 cốc (240ml) nước sôi, thêm 1 thìa cà phê lá trà đen và để ngâm 5 phút. Sau đó, lọc lấy phần nước để uống.

2. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa, có liên quan đến việc giảm cân, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy rằng trà xanh có thể làm giảm các triệu chứng hen suyễn. Ngoài ra, caffeine có trong loại trà này có thể cải thiện hoạt động của đường hô hấp tối đa trong 4h ở bệnh nhân hen, do đó giúp giảm đau tạm thời.

Cách dùng: Cho 1 thìa cà phê lá trà xanh vào 1 cốc (240ml) nước sôi. Bạn để ngâm trong 5 phút trước khi uống.

3. Trà gừng

Gừng là một loại gia vị nổi tiếng chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gingerolsshogaols, hai hợp chất quan trọng có trong gừng có thể giúp chống lại bệnh hen suyễn bằng cách giảm viêm đường hô hấp, ngăn ngừa triệu chứng bệnh hiệu quả.

Cách dùng: Chuẩn bị 1 cốc (240ml) nước sôi, thêm 1 thìa cà phê gừng xay. Để ngâm trong 10 đến 20 phút và lọc trà trước khi uống.

4. Trà khuynh diệp (bạch đàn)

Trà khuynh diệp có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật như eucalyptol, đã được chứng minh có tác dụng giúp cải thiện, kiểm soát bệnh.

Cách dùng: Bạn cho 1 thìa cà phê lá khuynh diệp vào 1 cốc nước (240ml) để ngâm trong 10 phút. Sau đó, lọc lấy nước để uống.

5. Trà cam thảo

Trong y học cổ truyền, rễ cam thảo từ lâu đã được sử dụng để điều trị các chứng bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh hen suyễn.

Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy, glycyrrhizin trong cam thảo có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn, đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với các thuốc điều trị thông thường như salbutamol (albuterol).

Tuy nhiên, việc uống quá nhiều trà cam thảo có thể dẫn tới một số tác dụng phụ. Do đó, bạn không nên uống quá 1 cốc trà (240ml) mỗi ngày.

6. Trà thảo bản bông vàng (mellein)

Đây là loại trà được làm từ lá cây thảo bản bông vàng (Verbasscum thapus). Loại thảo dược này từ lâu đã được sử dụng để khắc phục các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản hay hen suyễn.

Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy rằng mullein có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn như ho, thở khò khè và khó thở bằng cách giảm viêm, giúp thư giãn các cơ trong đường hô hấp.

Cách dùng: Cho một ít lá cây thảo bản bông vàng vào cốc nước sôi. Ngâm nó trong 15-30 phút. Sau đó, lọc loại bỏ lá và uống.

7. Trà rooibos

Trà rooibos là được làm từ lá của cây Aspalathus linearis. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trà rooibos có tác dụng giảm bệnh hen suyễn, dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu đã cho thấy các loại trà trên có thể giảm viêm, thư giãn cơ hô hấp và tăng cường nhịp thở. Tuy nhiên, sử dụng trà chỉ nên được dùng song song với loại thuốc điều trị hen suyễn hiện tại và không nên xem như một phương pháp điều trị thay thế.

Lê Tuyết H+ ( Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp