Thiếu hụt vitamin D khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh
Bà bầu ăn thực phẩm giàu vitamin D giúp giảm dị ứng ở trẻ
Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2?
Trẻ nhỏ cần bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?
Vitamin D giúp ngăn ngừa đái tháo đường?
Ít tiếp xúc với ánh nắng
Vitamin D trong cơ thể sẽ được tổng hợp khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như nhân viên văn phòng và thậm chí là trẻ em chơi trong nhà nhiều hơn ở ngoài trời... đều có thể bị thiếu vitamin D. Theo bác sỹ Niket Sonpal - Phó Giáo sư Y khoa tại Đại học Y khoa Ostropathic (Mỹ): "Thiếu vitamin D không chỉ ảnh hưởng đến xương mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều quá trình trao đổi chất khác nhau trong cơ thể".
Tắm nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D
Tuổi tác
Mọi người đều có nguy cơ bị thiếu vitamin D khi họ già đi, nguyên nhân là do da không thể tổng hợp vitamin D một cách hiệu quả. Hơn thế nữa, người già cũng có thể dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn.
Da sẫm màu
Da sẫm màu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D. Nguyên nhân là lượng melanin cao ở những người có làn da sẫm màu có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
Người có da sẫm màu dễ bị thiếu hụt vitamin D
Bệnh Celiac
Ngoài ánh nắng mặt trời thì cơ thể cũng có thể nhận vitamin D thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, những người có vấn đề về tiêu hóa như bệnh Celiac có thể không hấp thu đủ vitamin D từ thức ăn. Bệnh Celiac cũng có thể khiến họ ở trong nhà nhiều hơn. Điều này có thể giải thích tại sao 64% phụ nữ và 71% nam giới mắc bệnh Celiac bị thiếu vitamin D.
Bệnh thận
Những người bị bệnh thận có nguy cơ cao bị thiếu vitamin D. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin D của cơ thể.
Cystic fibrosis (bệnh xơ nang)
Không chỉ làm tổn thương phổi, cystic fibrosis cũng có thể ảnh hưởng đến ruột và ngăn ruột hấp thu chất béo. Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo nên những người bị xơ nang sẽ không nhận được nhiều vitamin D từ thực phẩm.
Bệnh Crohn (viêm dạ dày ruột)
Cũng như bệnh Celiac, bệnh Corhn cũng có thể cản trở hệ tiêu hóa hấp thu vitamin D. Hậu quả là người bệnh bị thiếu vitamin D.
Béo phì
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì (khi bạn có chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên) có thể gây thiếu hụt vitamin D. Béo phì không ảnh hưởng đến khả năng tạo ra vitamin D của cơ thể nhưng do lượng mỡ dưới da của những người này dày nên một phần lớn vitamin D sẽ bị lưu giữ ở đây, làm giảm lượng vitamin D được giải phóng vào máu.
Phẫu thuật dạ dày
Những người áp dụng phương pháp phẫu thuật dạ dày để giảm béo phì cũng có thể bị thiếu hụt vitamin D. Nguyên nhân là do quá trình này có thể làm giảm lượng vitamin D mà cơ thể có thể hấp thụ từ thức ăn.
Phẫu thuật dạ dày để giảm béo cũng có thể gây thiếu hụt vitamin D
Nhiễm trùng đường ruột
Bệnh có thể cản trở quá trình tiêu hóa cũng như giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể (trong đó có vitamin D).
Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem bạn có thiếu vitamin D hay không. Mức vitamin D bình thường của cơ thể là từ 20 đến 30 ng/mL. Nếu nồng độ vitamin D ở mức dưới 20 ng/mL thì bạn đang bị thiếu vitamin D.
Lưu ý: Không nên bổ sung quá nhiều vitamin D vì nó có thể dẫn đến đau xương, táo bón, buồn nôn, nôn...
Bình luận của bạn