12 cách kích hoạt trí thông minh sớm ở trẻ

Mỗi đứa trẻ khi sinh ra không chỉ có một mà có thể sở hữu nhiều loại hình trí thông minh khác nhau

Trẻ em nói dối sẽ... thông minh hơn?

Trẻ em nói dối sẽ... thông minh hơn?

Đo nhịp tim bằng điện thoại thông minh

6 thói quen giết chết trí thông minh của bạn

Ở nửa đầu thế kỷ XX, Ivan Petrovich Pavlop (1849-1936), nhà tâm lý - sinh lý học người Nga, ông tổ của thần kinh học, đồng thời là một nhà tâm lý học nổi tiếng, người được giải Nobel, đã chỉ ra rằng “95% tiềm năng phát triển của con người tập trung trong giai đoạn từ 0 - 5 tuổi, chỉ có 5% sẽ được phát triển trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời…”.

Theo các nghiên cứu khoa học, ngay từ khi chào đời, não trẻ phát triển nhanh ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi sinh ra, não trẻ bằng 25% trọng lượng não người trưởng thành, đạt 80% trọng lượng não người lớn khi trẻ 2 tuổi. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một đứa trẻ vượt trội không chỉ có một trí óc thông minh mà còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc…và tất cả chỉ có được khi bé phát triển toàn diện trên cả 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.

Chính vì thế, từ 0 - 6 tuổi, mà đặc biệt là hai năm đầu đời với sự phát triển như vũ bão của các tế bào não, được xem là giai đoạn vàng để phát huy tối đa năng lực trí não của bé mà ba mẹ không thể bỏ qua.

Dưới đây là một số gợi ý giúp ba mẹ có thể kích hoạt trí thông minh ở trẻ:

1. Trò chuyện mọi lúc mọi nơi

Bạn có thể cảm thấy ngớ ngẩn khi "độc thoại" với bé khi con chưa thể đáp lại bằng tiếng nói còn bạn thì cứ rôm rả trò chuyện một mình. Kiểu như: "Chà chà, bố đang làm gì kìa? Ồ, bố mở tủ lạnh. Bố lấy sữa. Bố lấy sữa cho con đấy...".

Nhưng đừng vội buồn hay ngại bởi vì bạn càng nói chuyện nhiều với bé thì vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn. Vì vậy, các mẹ hãy tranh thủ trò chuyện với bé bất kỳ khi nào có thể. 

Hãy trò chuyện với bé bất cứ khi nào bạn có thể: khi đang thay bỉm; khi tắm cho bé; khi cho bé bú, cho bé ăn; khi đang đi dạo trong công viên,… Đừng nghĩ bạn đang tự nói chuyện với chính mình. Thực ra, bé vẫn nghe và tiếp thu những gì bạn đang nói.

2. Đọc sách cho trẻ ngay từ tấm bé

Học viện nhi khoa Mỹ khuyên rằng bạn nên đọc cho con nghe hàng ngày từ khi trẻ được 6 tháng tuổi, đây là khoảng thời gian bé đã bắt đầu biết thích thú nhìn ngắm những cuốn sách cùng với bạn.

Nhưng Jim Trelease, chuyên viên lâu năm về việc đọc sách và là tác giả của cuốn Read Aloud Handbook, nói rằng, bạn cũng có thể bắt đầu khi bé mới sinh. Không có vấn đề gì về độ tuổi của bé, thật vậy, khoảng thời gian đọc cho bé nghe sẽ cho bạn cơ hội tuyệt vời để gần gũi, âu yếm và tạo mối liên kết bền chặt với bé.

3. Kích thích trí não bằng hình ảnh

Khi bé hơn một tuổi, bạn nên tìm mua một số loại sách thiếu nhi có hình ảnh của các loài động - thực vật rồi về cùng con gọi tên những con vật, những trái cây, loại hoa trong hình. Ban đầu, con vật nào bốn chân con cũng nói là "con bò" hoặc "con chó", con hai chân thì đều là "con gà". Mình phải chỉ ra cho con thấy "con trâu có cái sừng cong vút, con heo có cái bụng xệ, con mèo có đôi mắt tròn xoe, con cọp có vằn đen, con voi có cái vòi dài..." hay "trái cam màu cam, trái chuối màu vàng, trái táo màu xanh....". Dần dần, bé sẽ biết phân biệt được nhiều con vật và loại quả hơn.

Đến độ tuổi mầm non, là thời điểm các bé có tiếp nhận các nhận kiến thức vì vậy thường thích quan sát, thắc mắc và suy luận về mọi thứ xung quanh. Những hình ảnh ngộ nghĩnh, những sắc màu tươi đẹp luôn thu hút và tạo sự thích thú cho bé. Vì vậy, việc giúp bé tiếp cận với tranh ảnh, hội họa từ sớm sẽ giúp bé phát huy được tính sáng tạo. Đó cũng là phương pháp mà nhiều phụ huynh đã áp dụng cho con và nhận thấy nhiều điều thú vị từ góc nhìn trong trẻo của bé.

7. Để bé được giao tiếp với nhiều người

Đối với mỗi con người, giao tiếp là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của họ trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những đứa trẻ hiếu động, cá tính sẽ thường tự tin và bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người. Những đứa trẻ nhút nhát khi giao tiếp thường kém thành công hơn so với những trẻ tự tin giao tiếp. Không cha mẹ nào muốn con nhút nhát khi giao tiếp, thế nhưng nhiều cha mẹ thừa nhận chính việc đào tạo bé ngoan ngoãn và nghe lời quá mức sẽ khiến trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc.

8. Cho bé soi gương

Sau khi trải qua những ngày tháng chỉ biết đến ăn và ngủ, các bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu thích thú được trải nghiệm nhiều hơn về thế giới xung quanh. Và việc soi gương chính là một trong những trải nghiệm thú vị đầu đời mà hầu hết các bé đều tỏ ra phấn khích.

Ngay từ khi trẻ còn “ê a”, hãy để bé được nhìn ngắm và khám phá mình trong gương. Ban đầu, chắc chắn bé không thể nhận biết chính mình trong gương. Song bạn có thể chỉ cho bé nhận biết những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sau một thời gian, từ những thích thú mang tính vô thức, não bộ của trẻ sẽ dần liên kết các khái niệm và tổng hợp chúng lại thành những nhận thức rõ ràng hơn.

9. Cho con tiếp xúc thêm 1 - 2 ngoại ngữ

Độ tuổi 3 - 5 rất thích hợp để trẻ con có thể tiếp thu thêm một loại ngôn ngữ khác. Vì thế, đừng ngần ngại cho bé học thêm một, hai ngoại ngữ trong giai đoạn phát triển này.

10. Để trẻ được chạm vào mọi thứ

Tất nhiên, những gì nguy hiểm bạn nên cho con tránh xa. Nhưng với những món đồ giúp kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo và trí tò mò như bút vẽ, màu vẽ… thậm chí là nắm cát, nắm cơm,…thì bạn nên cho bé được dùng tất cả giác quan của mình để cảm nhận về chúng. Khi khám phá ra các cấu trúc của những món đồ vật này, trẻ sẽ bổ sung thêm cho mình nhiều phát hiện mới.

11. Cho bé nghe nhạc

Âm nhạc rất tốt cho trẻ. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, cho bé nghe nhạc có thể giúp cải thiện trí thông minh, khả năng sáng tạo và khả năng thể hiện cảm xúc của trẻ. Vào tam cá nguyệt thứ ba, hệ thống thần kinh trung ương và giác quan của thai nhi đặc biệt nhạy cảm với các kích thích. Thậm chí, nhiều bé có phản ứng lại với những kích thích đó.

12. Tăng cường vận động cho trẻ

Đối với người lớn, thể dục thể thao có lẽ là một vấn đề khá nghiêm túc vì cần có nơi chốn, giờ giấc rõ ràng, nhưng với trẻ, thể dục đơn giản là vui chơi và vận động. Các trò chơi như đuổi bắt, trốn tìm, rồng rắn lên mây…chính là những hoạt động thể dục yêu thích của trẻ, thế nên, dù bận bịu thế nào, bạn hãy động viên và sắp xếp để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Còn gì hạnh phúc bằng cả gia đình vui chơi cùng nhau, vừa tạo điều kiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe, vừa gắn kết tình cảm gia đình.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ