Bị cảm lạnh không nên ăn kem đúng hay sai?
Mẹ hít khí ô nhiễm dễ sinh con tự kỷ
Vì sao bà bầu nên uống nước chanh?
Vì sao nên uống nước chanh mỗi sáng?
Những cách giảm cân kiểu trời hành của chị em
Muốn được thưởng nhiều phải có... bàn tay to
11. Kẹo cao su sẽ ở trong bụng 7 năm nếu nuốt phải
Trong số chúng ta, hầu như ai cũng đã từng ít nhất một lần vô tình nuốt phải kẹo cao su và cũng từng “ăn không ngon ngủ không yên” với những lời đồn thổi rằng sẽ bị dính ruột, tắc ruột hay phải mất 7 năm mới tiêu hóa hết… May mắn là những lời đồn này hoàn toàn không đúng sự thật.
Bã kẹo cao su sẽ bị đẩy ra ngoài như những thứ mà cơ thể không cần
Bã kẹo cao su là một loại thực phẩm khó tiêu nhưng cơ thể đủ sức hoàn tất quy trình tiêu hóa và đẩy bã ra ngoài như tất cả những thứ mà cơ thể không cần. Chúng chỉ tạo ra rắc rối khi được nuốt cùng với những thứ khác, chẳng hạn đồng xu trong trường hợp của cô bé 4 tuổi người Mỹ (bị tắc ruột).
12. Nước ép hoa quả giúp giải độc khi ăn no
Nhiều người cho rằng, sau khi ăn no và uống quá nhiều rượu bia, một ly nước ép hoa quả có thể giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc hại. Đây là một trong những sai lầm phổ biến.
Nước ép hoa quả không có tác dụng "thải độc" sau khi ăn uống quá đà
Theo các nhà khoa học, cơ thể vẫn phải “dọn dẹp” hậu quả của việc ăn uống quá đà nhờ vào gan, thận và hệ tiêu hóa. Nước ép hoa quả không góp phần đẩy nhanh hay hỗ trợ quá trình thải độc tự nhiên đó.
13. Mỗi người nên uống 8 ly nước mỗi ngày
Lại là lầm tưởng của rất nhiều người. Việc cung cấp nước cho cơ thể là rất quan trọng, nhưng chưa có bằng chứng nào cho thấy cơ thể cần chính xác 8 ly nước mỗi ngày cả.
Theo các nghiên cứu, việc uống nhiều nước không có tác dụng cải thiện chức năng gan, thận và da ở những người khỏe mạnh.
Bạn có nghĩ cần phải uống 8 ly nước mỗi ngày?
Tuy nhiên, có một lý do rất chính đáng để uống nước là nước không có calorie và tốt cho sức khỏe hơn những đồ uống có đường hay các loại thức uống bổ sung năng lượng.
Nói chung, bạn chỉ cần uống nước khi khát mà không cần đếm xem đã uống bao nhiêu ly.
14. "Quy tắc 3 giây" sau khi đánh rơi thức ăn
Thật đáng tiếc, "quy tắc 3 giây" vốn rất phổ biến này cũng là một ảo tưởng. Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn chỉ trong vài mili giây.
Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn chỉ trong vài mili giây
Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm ẩm thu hút nhiều vi khuẩn hơn thực phẩm khô, nhưng không có khái niệm "thời gian an toàn" nào tồn tại. Thay vào đó, độ an toàn phụ thuộc vào vệ sinh của sàn nhà, bàn ăn, nơi làm rơi thức ăn xuống đó.
15. Tiêm vaccine gây tự kỷ
Năm 1998, Andrew Wakefield đã công bố kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ của mình trên tạp chí y học The Lancet, cho rằng vaccine chống sởi, quai bị và rubella (MMR) có thể dẫn đến hội chứng tự kỷ.
Tiêm vaccine không gây tự kỷ
Tuy nhiên, nghiên cứu bị cho là không có cơ sở, The Lancet đã phải gỡ bài viết của Wakefield. Năm 2004, Viện Y khoa Mỹ đã công bố bản báo cáo cho thấy không có bằng chứng khoa học nào chứng minh MMR và tự kỷ có liên quan đến nhau. Tháng 9/2010, Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) cũng cho biết kết quả tương tự.
16. Sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Hiệu ứng quảng cáo khiến nhiều người tin rằng trong sữa chua có chứa lợi khẩn (probiotics) giúp cải thiện hệ tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, các vi khuẩn có lợi sẵn có trong cơ thể là một khối liên kết hợp lý và vững chắc. Vì thế, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung hàng tỷ vi khuẩn sống từ sữa chua có khả năng cải thiện sự cân bằng bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sữa chua không tốt.
17. Mỗi ngày ăn một quả táo tốt sẽ không bao giờ bị bệnh
Mỗi ngày một quả táo - Tốt nhưng chưa đủ!
Táo có chứa nhiều vitamin C và chất xơ, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một quả táo không phải là tất cả những gì con người cần.
Khi bị vi khuẩn tấn công, một quả táo không thể đủ sức bảo vệ bạn. Do đó, kể cả khi ăn táo thường xuyên, bạn vẫn nên tiêm vaccine phòng bệnh thay vì trông chờ vào "quyền năng" của chúng.
18. Bị cảm lạnh không nên ăn kem
Nếu đang cảm lạnh và không muốn ăn uống gì, bạn có thể ăn một ít kem nếu điều đó làm bạn vui. Bởi vì kem hoàn toàn không làm bệnh nặng hơn.
Trước đây, người ta lầm tưởng rằng kem làm gia chất nhầy làm cho tình trạng sổ mũi và viêm họng trở lên tồi tệ hơn. Theo các nhà khoa học, các sản phẩm từ sữa đông lạnh có thể làm dịu cổ họng và cung cấp năng lượng khi không thể ăn uống nhiều.
19. Bẻ khớp ngón tay gây viêm khớp
Thói quen bẻ khớp ngón tay không có liên quan tới bệnh viêm khớp
Thật may mắn cho những người có thói quen bẻ ngón tay khi đây không phải là sự thật. Thói quen này có thể làm phiền người xung quanh nhưng cho dù bạn có bẻ khớp ngón tay cả cuộc đời thì chúng cũng không thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.
20. Nhịn ăn khi sốt và ăn nhiều khi bị cảm lạnh
Đây là một quan điểm sai lầm kinh điển. Khi bị ốm, nếu không ăn uống đầy đủ, hệ miễn dịch của bạn sẽ càng thêm yếu và không phải là một ý hay nếu nhịn ăn nhiều ngày chỉ vì sợ sốt thêm nặng.
Bạn sẽ được các bác sỹ khuyên là hãy cố ăn khi đang cảm lạnh hay bị sốt. Đồng thời, luôn nhớ uống thật nhiều nước để giúp cơ thể mau hồi phục.
Bình luận của bạn