Vào mùa mưa bão, trẻ dễ bị tiêu chảy, thương hàn hoặc tả
Biến chứng nguy hiểm khi bé bị táo bón
Lời khuyên cho mẹ có con bị táo bón
Có nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy không?
Một ngụm nước hồ bơi cũng đã đủ gây bệnh!
Mùa mưa làm độ ẩm tăng cao, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Đặc biệt, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, môi trường ô nhiễm, nhiều ổ bệnh sẽ phát sinh và theo nguồn nước, không khí phát tán khắp nơi, nhất là các bệnh phổ biến như các rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp và bệnh về da.
Riêng về nhóm bệnh tiêu hóa, trong những ngày mưa này, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng dễ bị tiêu chảy, nhiễm trùng tiêu hóa, lỵ, thương hàn...
1. Tiêu chảy cấp tính
Bệnh tiêu chảy cấp tính có thể do nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Ở những nơi xảy ra mưa lũ, nguồn nước dễ bị vi khuẩn tả, vi khuẩn Salmonella, Shigella, lỵ Amip, vi khuẩn E.coli, Campylobacter và một số vi khuẩn đường ruột khác. Nguyên nhân chính dẫn tới tiêu chảy trong mùa mưa là: Vệ sinh kém, thiếu nước sạch, thực phẩm bị ô nhiễm...
Bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra - virus sinh trưởng mạnh vào thời kỳ mưa lũ
Tiêu chảy do nhiễm Rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác rất nhiều. Trẻ nhiễm Rotavirus có thễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Sau khi bị lây nhiễm khoảng 24h - 48h, bệnh bắt đầu bằng những biểu hiện: Sốt, ói mửa nhiều và sau đó là tiêu chảy. Phân lỏng hoàn toàn, có lúc màu xanh nhưng không có máu, tiêu chảy và nôn ói lên đến 20 lần mỗi ngày. Triệu chứng này dẫn đến mất nước và điện giải. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 - 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần.
Vì lớp bảo vệ của ruột non bị phá hủy và tổn thương nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Khi đó, trẻ có thể trở nên bất dung nạp lactose. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng. Các biến chứng liên quan tới sự mất cân bằng muối và nước có thể dẫn đến suy yếu, đầy hơi và mất cân bằng acid máu, thường phải nhập viện kịp thời để điều trị. Khi không được điều trị thích hợp, tiêu chảy có thể dẫn đến tử vong.
2. Thương hàn
Thương hàn là chứng bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn Salmonella. Bệnh dễ lan khi vi khuẩn trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác. Bệnh thường có xu hướng phát triển do người bệnh ăn phải thức ăn và nước uống bị ô nhiễm.
Vi khuẩn thương hàn sống trong túi mật, được đào thải qua phân ra môi trường. Bệnh nhân bị bệnh thương hàn có dấu hiệu đặc biệt là sốt liên tục, sốt cao đến 40 độ C, toát nhiều mồ hôi, đau bụng dữ dội và tiêu chảy. Có thể kèm theo ban dát, chấm màu đỏ hồng trên da.
Vi khuẩn Samonella gây bệnh thương hàn được tìm thấy trong máu của bệnh nhi
Ngoài ra, ở trẻ cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu sau đây: Chán ăn, ăn ít hơn bình thường; Đau đầu; Đau nhức khắp cơ thể; Hôn mê; Khó chịu ở bụng; Ói mửa; Chảy nước mắt hoặc mắt khô (trong trường hợp mất nước)...
Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh rất có thể bị: Xuất huyết tiêu hóa; Thủng ruột non dẫn tới tử vong; Viêm não; Gây mủ ở cơ quan khác, viêm túi mật, viêm nội tâm mạc tim, viêm xương...
3. Bệnh tả
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở ruột non và lây lan qua nước hay thức ăn bị nhiễm vi khuẩn. Triệu chứng của bệnh dịch tả ở trẻ em là bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính, đau bụng, ói mửa và mất chất điện phân.
Vi khuẩn Vibrio cholerae là tác nhân gây bệnh tả
Bệnh phát triển và lây lan nhanh chóng chủ yếu ở những khu vực kém vệ sinh. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn tả sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Bệnh tả nguy hiểm hơn bệnh tiêu chảy rất nhiều, nó có thể gây tử vong cho bệnh nhân trong vòng vài ngày, thậm chí vài giờ sau khi mắc bệnh. Những người có khả năng miễn dịch thấp như trẻ suy dinh dưỡng hay người nhiễm HIV thường có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn V. cholerae.
Biết Tuốt H+
Health+ sẽ tiếp tục hướng dẫn cho độc giả cách phòng chống và chữa trị bệnh tiêu hóa trẻ dễ gặp phải trong mùa mưa.
Bình luận của bạn