Phòng ngừa và điều trị chứng táo bón ở trẻ nhỏ: Chỉ cần mẹ quan tâm
Rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ ung thư
Biến đổi gene chỉ vì một đêm mất ngủ
Mất tự chủ vì lỡ "cú đêm"
Teen mất ngủ dễ lạm dụng chất gây nghiện và sex không an toàn
Táo bón là triệu chứng phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là: Trẻ đi ngoài không thường xuyên, vài ngày mới đi một lần; Phân khô rắn và to; Bụng bị cứng và có cảm giác đau; Đi đại tiện khó khăn... Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Suy dinh dưỡng, nứt hậu môn, viêm ruột thừa, tổn thương tinh thần...
Nguyên nhân bé bị táo bón
Không bú sữa mẹ đầy đủ: Sữa mẹ có hormone motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Trong khi đó, sữa công thức khó tiêu hóa và có thể làm ruột hấp thụ nước nhiều hơn. Khi nước được hấp thụ hết qua các kênh của ruột thì phân bị khô và khó di chuyển ra ngoài. Vì vậy trẻ bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón hơn so với trẻ sử dụng nhiều sữa công thức.
Ăn ít chất xơ: Chất xơ nhiều trong rau củ quả giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn. Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, ít chất xơ, ăn không đủ lượng đủ chất sẽ dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài.
Uống ít nước: Nhiều trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa nhưng không uống nước lọc, hoặc chỉ uống rất ít. Thay vào đó, một số trẻ thường có sở thích uống nước ngọt có gas, soda, nước giải khát khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn, cơ thể trẻ thiếu nước dẫn tới táo bón.
Yếu tố tâm lý: Sợ nhà vệ sinh bẩn, sợ không gian kín, ngại nhờ người lớn đưa đi đại tiện, mải chơi... nên nhịnđi vệ sinh. Lâu dần, trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi đại tiện dẫn tới tình trạng táo bón.
Lạm dụng thuốc: Trẻ sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
Xử lý chứng táo bón ở trẻ
Điều trị theo nguyên nhân, nhưng điều chỉnh chế độ ăn vẫn là bước quan trọng nhất:
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như củ khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối, cam, bưởi...
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.
- Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê...
- Nếu mẹ bị táo bón và tắc sữa khi nuôi con bú thì phải điều trị kịp thời. Để có nhiều sữa cho con, chế độ ăn cần đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước (sữa, nước hoa quả, nước canh, nước lọc...). Bạn cần cho con bú đúng cách và đủ thời gian. Bé càng bú nhiều thì sữa mẹ về càng nhiều.
- Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định.
- Bên cạnh đó, luyện tập cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng táo bón. Tích cực cho bé vận động, xoa bụng cho bé nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10 phút để kích thích tăng nhu động ruột. Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi).
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; Táo bón ngay sau khi sinh; Kém ăn, gầy sút cân... thì cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn