Thiếu hụt kali gây nhiều vấn đề sức khỏe
Kali có vai trò gì với người bệnh suy tim?
Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị hạ kali máu?
Những thực phẩm giàu kali và magne giúp tăng năng lượng tức khắc
Tại sao người bị rung nhĩ nên bổ sung magne và kali?
Rối loạn nhịp tim
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) thiếu hụt kali từ trung bình đến nặng có thể gây rối loạn nhịp tim, đặc biệt nếu bạn đang có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy 7 - 17% bệnh nhân tim mạch bị hạ kali máu. Nếu bạn cảm thấy tim đập thình thịch hoặc tim đập lỡ nhịp thì nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm, nó có thể dẫn đến ngừng tim và gây tử vong.
Thiếu hụt kali có thể gây rối loạn nhịp tim
Thiếu magne
Các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể có mối liên hệ với nhau, vì vậy khi bạn không nhận đủ vi chất này thì bạn cũng có thể bị thiếu vi chất khác. Magne là khoáng chất có liên quan đến hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể của bạn, nó giúp vận chuyển kali vào trong các tế bào. Vì vậy, khi lượng magne trong cơ thể thấp, mức kali của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Theo NIH, trên thực tế, hơn 50% người bị thiếu kali nặng cũng bị thiếu magne.
Tăng huyết áp
Theo Ginger Hultin - người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ: “Có một số bằng chứng cho thấy nếu nồng độ natri trong cơ thể quá cao và nồng độ kali quá thấp có thể gây tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ”. Quá nhiều natri trong chế độ ăn có thể làm tăng áp lực lên mạch máu và gây tăng huyết áp. Trong khi đó, kali lại có vai trò làm giảm một số tác hại của natri với tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, bổ sung kali giúp thư giãn thành mạch máu, giúp giảm huyết áp.
Thiếu hụt kali có thể làm tăng huyết áp
Bạn cảm thấy mệt mỏi
Có rất nhiều yếu tố khiến bạn mệt mỏi như mất nước, tác dụng của các loại thuốc hoặc các vấn đề sức khỏe... Nhưng nếu bạn ngủ đủ giấc và vẫn cảm thấy mệt mỏi thì nên xem lại chế độ ăn uống của mình xem đã bổ sung đủ kali hay không. Tiến sỹ Angela Lemond – Chuyên viên dinh dưỡng của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ (the Academy of Nutrition and Dietetics): “Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu kali có thể giúp giảm mệt mỏi”.
Bạn có sỏi thận
Sỏi thận là hiện tượng lắng đọng những chất khoáng trong thận, lâu ngày kết tạo thành sỏi. Khi sỏi di chuyển đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang, bạn sẽ cảm thấy đau khi đi tiểu. Một nghiên cứu được thực hiện trên hơn 90.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 34 - 59 trong 12 năm, không có tiền sử sỏi thận, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người phụ nữ bổ sung 4.099mgr kali mỗi ngày sẽ giảm 35% nguy cơ sỏi thận so với những người chỉ bổ sung 2.407mgr. Sỏi calci là loại sỏi phổ biến nhất trong các loại sỏi vì vậy bạn cần bổ sung đủ kali cho cơ thể để giúp đào thải calci dư thừa thông qua nước tiểu.
Bổ sung đủ kali giúp đào thải calci dư thừa thông qua nước tiểu
Chuột rút
Thiếu kali thường gây các triệu chứng như chuột rút, yếu cơ. Theo Hultin, đối với vận động viên, thiếu kali có thể dẫn đến các biến chứng cơ bắp, bao gồm co thắt cơ và giảm lưu lượng máu, thậm chí có thể dẫn đến tiêu cơ vân nguy hiểm. Đây là một tình trạng nghiêm trọng trong đó mô cơ bị phá hủy nhanh chóng.
Cách bổ sung kali cho cơ thể
Cách tốt nhất để bổ sung kali cho cơ thể là thông qua chế độ ăn uống. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ có 1/10 người lớn ăn đủ số lượng rau củ và trái cây được khuyến nghị. Các loại thực phẩm có nhiều kali: Rau lá xanh, cà chua, dưa chuột, bí xanh, cà tím, bơ, bí ngô, khoai tây, cà rốt, nho khô, các sản phẩm từ sữa, thịt, gia cầm và các loại hạt...
Các sản phẩm bổ sung có thể được bác sỹ kê đơn nếu bạn đang mắc bệnh hoặc đang dùng một số loại thuốc nhất định. Hãy nhớ rằng việc bổ sung quá nhiều kali có thể gây ra các vấn đề với nhịp tim hoặc thậm chí là ngừng tim. Vì vậy, bạn nên trò chuyện với bác sỹ trước khi bổ sung kali.
Bình luận của bạn