7 sai lầm của mẹ khi chăm sóc răng cho con

Cha mẹ nên đánh răng cùng trẻ để đảm bảo trẻ chải răng đúng cách

Khi răng miệng cũng “già” theo tuổi

Sạch răng, ngăn...ung thư vú!

Các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ

Cảnh báo nhiều bệnh từ sức khỏe răng miệng

1. Để con chải răng một mình

Hầu hết trẻ em không có các kỹ năng vận động để đánh răng hiệu quả cho đến khi lên tám tuổi. Vì thế, cha mẹ phải giám sát việc đánh răng của trẻ để chắc chắn rằng mọi bề mặt của hàm răng đều được chải sạch sẽ.

TS. Edward H. Moody – Chủ tịch Viện Hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD), nhận định: “Không phải là trẻ con không muốn thực hiện tốt việc đánh răng, chỉ là chúng chưa có đủ khả năng để làm”.

2. Cho bé bú bình khi ngủ

Theo các chuyên gia, đó là cách dễ dàng nhất khiến cho trẻ bị sâu răng. Theo một cuộc khảo sát của AAPD, 85% phụ huynh cho rằng đặt con lên giường với một bình sữa hoặc nước ép trái cây không phải là một ý tưởng tốt, tuy nhiên, 20% trong số đó vẫn làm việc này bởi họ nghĩ rằng trẻ sẽ dễ ngủ hơn.

“Điều này có thể khiến cho đường và vi khuẩn tích tụ trong miệng của trẻ gây sâu răng”, TS. Moody cho biết, “nếu con bạn vừa nằm ngủ vừa ti bình, sữa có thể chảy vào tai bé, gây nhiễm trùng tai nặng. Nên cho con ăn sữa xong trước khi bé ngủ. Nếu bé vẫn muốn thứ gì đó, hãy thử núm vú giả”.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) 42% trẻ em lứa tuổi 2 - 11 bị sâu răng sữa, 21% trẻ em từ 6 - 11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.

3. Khám răng cho trẻ quá muộn

Có rất nhiều trường hợp trẻ 2 – 3 tuổi phải gây mê toàn thân để điều trị sâu răng và nhiễm trùng. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là cha mẹ không đưa trẻ đi gặp nha sỹ từ sớm.

Theo các chuyên gia răng miệng, nên đưa trẻ đi khám răng ngay khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi bé tròn một tuổi. Khám răng định kỳ sáu tháng một lần, điều này sẽ giúp trẻ quen dần với nha sỹ và thậm chí cảm thấy thoải mái, vui mừng mỗi khi được đi khám răng.

Nên đưa trẻ đi khám răng ngay khi bé mọc chiếc răng đầu tiên hoặc khi bé tròn một tuổi

4. Cho trẻ ăn sai cách

Các bậc phụ huynh thường cho trẻ ăn chuối, nho khô và ngũ cốc nguyên hạt vì nghĩ chúng lành mạnh. Tuy nhiên, các thực phẩm này tính bám dính và đọng đường lại trong các kẽ răng và gây sâu răng.

“Nên ăn các loại thực phẩm này trong bữa ăn vì lúc đó miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn, hạn chế dính thức ăn trong kẽ răng. Quan trọng nhất là luôn chải răng cho trẻ sau khi ăn”, theo TS. Joseph Banker – người sáng lập Creative Dental Care (Westfield, New Jersey, Mỹ).

5. “Coi thường” sâu răng

Nhiều phụ huynh cho rằng sâu răng có thể chữa trị rất dễ dàng, tuy nhiên, họ không biết rằng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến trẻ trong suốt cuộc đời: Răng sữa khỏe mạnh là nền tảng để răng vĩnh viễn phát triển.

“Thêm vào đó, nếu một răng bị sâu, nó có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn và nếu bị áp-xe (tụ mủ cục bộ), trẻ sẽ cần điều trị an thần”, TS. Banker cho biết.

Tình trạng sâu răng, đặc biệt là nếu không được điều trị, có thể dẫn đến các vấn đề về phát âm, ngủ kém, thậm chí là ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.

6. Không sử dụng fluoride

Tất cả trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng kem đánh răng có fluoride

Năm 2014, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng tất cả trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng kem đánh răng có fluoride. Mặc dù fluoride còn gây nhiều tranh cãi, các chuyên gia vẫn đồng ý rằng đó là một trong những cách tốt nhất để ngừa sâu răng.

Liều lượng fluoride phù hợp cho trẻ dưới 3 tuổi là tương đương một hạt gạo, trẻ em 3 – 6 tuổi là bằng một hạt đậu. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại về ảnh hưởng của florua trong kem đánh răng, hãy tham khảo ý kiến nha sỹ.

7. Cho trẻ dùng nước uống thể thao, nước ngọt

Các loại đồ uống này là nguyên nhân phổ biến gây sâu răng ở trẻ. Theo TS. Banker, việc sử dụng nước uống thể thao hoặc nước ngọt sẽ làm cho răng bị “tắm” trong acid cả ngày, không có cơ hội tái cân bằng pH và men răng sẽ bị hỏng.

Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ