Những thực phẩm này đặc biệt tốt đối với phụ nữ đang trong chu kì kinh nguyệt. Hãy cùng nhìn qua danh sách thực phẩm được liệt kê dưới đây để bổ sung chúng vào thực đơn của bạn.
1. Hàu
Hải sản vốn dồi dào chất sắt nên thường được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hản sản, hàu có thể cung cấp 30 phần trăm chất sắt cơ thể cần chỉ trong 85g. Bên cạnh đó, thịt hàu còn rất giàu acid amin, giúp chống lại mệt mỏi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên, người tì vị yếu, khó tiêu, bị tiêu chảy, người bị đau dạ dày, viêm ruột không được ăn hàu sống. Tốt nhất là nên nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Rau chân vịt
Hãy bổ sung thêm rau chân vịt vào bữa cơm hàng ngày của bạn. Rau chân vịt là loại thực phẩm có chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe, chúng cung cấp ít nhất 10 phần trăm lượng sắt cơ thể cần trong ngày. Tuy nhiên, vì thành phần acid oxalic dồi dào trong rau chân vịt nên những người mắc các bệnh về thận cần hạn chế ăn loại rau này.
Chúng ta cần vò nát lá rau trước khi chế biến để giải phóng thylakoid khỏi tế bào thực vật.
3. Thịt bò
Thịt bò là một món ăn ngon giúp thúc đẩy lượng chất sắt trong máu. Chỉ với 85g thịt bò sẽ đáp ứng được 15 phần trăm lượng sắt cơ thể cần hàng ngày.
Hãy lựa thịt bò nạc để kiểm soát lượng chất béo bão hòa có trong chúng. Và bạn có thể chế biến bò thành các món hầm, salad hoặc món nướng.
4. Cá ngừ
Cá ngừ giàu chất dinh dưỡng và không quá tốn kém. Cá ngừ dồi dào chất sắt và vitamin B12, thường xuyên ăn cá ngừ có thể bổ sung sắt đầy đủ và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
5. Ngũ cốc
Ngũ cốc không chỉ là bữa sáng tuyệt vời mà còn là thực phẩm giúp làm tăng lượng sắt trong máu. Bạn có thể bắt đầu ngày mới với ngũ cốc hoặc có thể thay thế bữa tối bằng món ăn này.
6. Cua
Cua là vua của các loại hải sản. Không những thế, cua còn giúp bổ máu. Từ cua, bạn có thể tạo ra nhiều món ăn ngon như cua luộc, cua rang me, miến cua, súp cua.
7. Gà
Hàm lượng chất sắt trong thịt gà không nhiều bằng thịt bò, nhưng vẫn đủ để cung cấp lượng sắt mà cơ thể cần. Phần thịt gà màu đen có chứa nhiều sắt hơn so với phần thịt trắng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn ít béo và ít calo, bạn nên chọn ăn phần thịt trắng. Bạn có thể chế biến nhiều món ngon từ gà như súp, salad, gà kho, gà nướng.
8. Lạc và các loại hạt
Lạc cùng các loại hạt rất giàu chất béo tự nhiên và có chứa sắt. Hạt thông và hạt mè đứng đầu trong danh sách các hạt giàu chất sắt. Hãy ăn một vốc hạt mỗi ngày, đặc biệt là những ngày làm việc bận rộn, để cung cấp đủ chất sắt thiết yếu cho cơ thể của bạn.
Ngoài ra, tôm, trái cây sấy khô, bột yến mạch, đậu phụ, đậu lăng, bánh mì và thịt lợn cũng là những thực phẩm có chứa sắt khác. Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời bổ sung lượng sắt mà cơ thể cần.
Bình luận của bạn