Pin phải được để xa tầm tay trẻ em
Bong da ngón tay sau sinh là bệnh gì?
Dọn tủ lạnh nhàn tênh, sạch bong với các mẹo đơn giản
Cấp cứu vì tự làm gãy “súng”
Chữa bỏng bô xe máy an toàn, không để lại sẹo
Cậu bé 2 tuổi Logan Stiff, bang Colorado, Mỹ đã may mắn sống sót sau khi nuốt phải một cục pin cúc áo rơi ra từ một chiếc điều khiển từ xa.
Cục pin mắc kẹt trong thực quản của Logan
Cục pin đã khiến cổ họng của Logan bị bỏng nghiêm trọng. Các bác sỹ cho rằng cậu bé đã nhặt được cục pin này và nuốt nó vì nghĩ đó là một viên kẹo. Mẹ của cậu bé đã đưa con đến bệnh viện sau giờ làm việc vì cậu bé có biểu hiện nôn và sốt cao.
Cậu bé được siêu âm và các bác sỹ đã phát hiện một cục pin bị mắc kẹt trong thực quản và khí quản. Mặc dù cục pin đã được lấy ra nhưng những tổn thương mà nó để lại khiến cho cậu bé Logan không thể tự ăn uống được mà phải sử dụng ống nuôi.
Theo các bác sỹ, cac loại pin mỏng như pin cúc áo là đặc biệt nguy hiểm với trẻ em ngay cả khi chúng có được sử dụng hết hay còn là pin mới. Pin cũ có thể tạo acid gây bỏng nặng trong cơ thể. Pin mới có dòng điện hóa học và cũng tạo acid gây bỏng nặng hơn.
Cẩn thận với tai nạn hóc pin ở trẻ nhỏ
Để tránh nguy cơ nghẹn và thương tích pin ở trẻ dưới năm tuổi, cha mẹ và người thân chăm sóc cho trẻ cần lưu ý:
- Luôn kiểm tra đồ chơi trẻ em và các thiết bị trong gia đình, đảm bảo khe lắp pin được khoá và chốt an toàn
- Luôn để pin tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ
- Vứt bỏ pin cũ không sử dụng ngay lập tức
- Nếu nghi ngờ con đã nuốt phải pin, cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.
Bình luận của bạn