- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Đau cổ tay sau sinh gây cản trở việc chăm con
Vitamin D: Những điều cần biết
Thiếu vitamin D làm tăng bệnh tim mạch
Bà bầu cần bổ sung vitamin gì?
Chặn đứng nỗi lo sinh non nhờ vitamin tổng hợp
Sau khi sinh, thể trạng cũng như tâm lý của người mẹ có nhiều biến đổi. Có những đau đớn “bất thình lình” xuất hiện khiến chị em hoang mang, trong đó có hiện tượng đau, khó cử động ở cổ tay.
Chị Vũ Thanh Thuỷ (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) sau khi sinh con được 1 tháng thì bắt đầu cảm thấy bị vướng tay khi cử động. Ban đầu chỉ bị đau nhẹ nên chị Thuỷ nghĩ rằng chắc do khi ngủ, khi cho con gối đầu tay nên sang dậy bị mỏi. Tuy nhiên, từng ngày trôi đi, mức độ đau càng tăng. Mối sang ngủ dậy chị không thể xoay được cổ tay như bình thường khiến cho việc nâng, đỡ con rất khó khăn. Nghĩ rằng mình bị bong gân nên chị Thuỷ nhờ người nắn lại. Nhưng càng nắn, tay lại càng đau đến mức không làm gì nổi nữa.
Cũng trong tình trạng tương tự, chị Lê Vũ Hà Anh (28 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bị đau cả hai tay sau sinh. Mặc dù sau sinh, chị Hà Anh cảm thấy cơ thể rất khoẻ mạnh và được cả gia đình giúp đỡ, chị không phải làm việc nhà. Vậy nhưng khi con gái chị được 2 tháng, chị Hà Anh bị đau cổ tay bên trái, sau đó 1 tháng, chị lại bị tiếp cổ tay bên phải. Việc nhẹ nhàng là cầm ly nước để uống cũng khiến chị méo mặt vì đau đớn.
Nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin trước và sau khi sinh
Theo các chuyên gia y tế, việc đau cổ tay ở phụ nữ sau sinh khá phổ biến nhưng không quá nguy hiểm. Một số trường hợp đau kéo dài có thể được chẩn đoán là viêm gân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đáng chú ý nhất là do sự thay đổi nội tiết tố, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể của chị em sau sinh và thiếu vitamin B12 dẫn đến sự cản trở dây thần kinh ngoại vi dẫn đến tê, đau khớp.
Việc điều trị bằng thuốc thường không được khuyến khích đối với những bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, cũng có thể dùng thuốc tiêm hoặc bôi tại chỗ. Những trường hợp đau nhẹ có thể giảm đau bằng cách ngâm tay trong nước gừng ấm, massage cổ tay, chườm nóng hoặc lạnh, hạn chế sử dụng lực bàn tay. Chị em cũng nên đi xét nghiệm máu sau sinh để xem nguyên nhân dẫn đến đau cổ tay có phải do thiếu hụt lượng calci hay không. Ngoài ra, cách tốt nhất để giúp các bà mẹ sau sinh không bị đau cổ tay, các chuyên gia khuyên chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin nhóm B cả trong thai kỳ và sau khi sinh. Tuỳ vào thể trạng của từng người, mức độ thuyên giảm và khỏi hẳn có thể khác nhau nhưng thường không kéo dài quá 12 tháng.
Bình luận của bạn