Mẹ cần biết: Bí quyết giúp con nhanh biết nói

Dưới đây là tuyệt chiêu giúp bé yêu nhanh biết nói, mẹ hãy áp dụng ngay nhé

Cách làm mứt quất ngon lành giảm ho, viêm họng cho bé yêu

Những thực phẩm tốt cho bé yêu của bạn

Làm thế nào để nâng đỡ hệ tiêu hóa của bé yêu?

Chọn sữa sai: Con “mãi không lớn”!

Phản ứng với tiếng khóc của con

Trong những năm đầu đời, khóc là phần giao tiếp quan trọng nhất của bé. Vì vậy các bé sẽ học hỏi qua tiếng khóc của mình, bé khóc do muốn được mẹ quan tâm chú ý đến mình. Khi thấy mẹ phản ứng lại tiếng khóc của mình, bé sẽ học được cách lắng nghe từ mẹ. Điều này giúp bé cảm thấy mình được an toàn hơn. Hơn nữa, bạn sẽ biết phân biệt tiếng khóc khi bé đói khác với khi bé mệt mỏi.

Trò chuyện với bé

Bé có thể biết hóng chuyện từ rất sớm. Tiếng đầu tiên của bé sẽ là o, e và nhìn vào khuôn mặt của mẹ chờ đợi mẹ đáp lại cuộc nói chuyện của mình. Nếu mẹ ê, a đáp lại, thì cuộc nói chuyện trở lên hấp dẫn và thích thú hơn với bé. Khi bé lớn dần lên từng ngày mẹ cũng nên thay đổi ngôn ngữ nói chuyện với bé, khi làm một việc gì mẹ cũng nên nói với bé trước rồi vừa nói vừa làm, như vậy bé sẽ thích thú đáp lại những câu nói của mẹ. Điều này vừa giúp mẹ và bé gần gũi nhau hơn vừa giúp bé học từ tốt hơn.

Tạo môi trường giao tiếp

Trước khi học nói bé sẽ học những âm thanh xung quanh trước. Vì vậy mẹ hãy tạo cho bé 1 môi trường đầy những cuộc trò truyện qua lại với nhau, như vậy bé sẽ biết đối đáp và học nói nhanh hơn. Ngoài ra, khi nói mẹ cũng chú ý đến từ ngữ và phát âm thanh không được ngọng, nếu mẹ nói ngọng sẽ làm bé học theo và khi phát âm sẽ không còn chuẩn nữa. Vì vậy bạn hãy nói đúng thì sau này bé cũng sẽ học được cách nói đúng.

Dạy bé tập nói: Học đi đôi với hành

Dạy bé tập nói bằng cách phát ra âm thanh từ miệng sẽ khiến bé khó tiếp thu và không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy khi nói chuyện với con, mẹ nên kết hợp nói với ngôn ngữ hình thể để bé dễ tiếp thu hơn. Ví dụ: khi dạy bé nói "bye bye”, mẹ nên kết hợp với hành động bằng cách vẫy tay và nói bye bye cùng bé, lặp đi, lặp lại nhiều lần bé sẽ nhớ và là theo.

Nói về những hành động của con

Khi mẹ chuẩn bị làm 1 điều gì đấy thì trước tiên mẹ hãy nhìn vào mắt bé và nói với bé những việc bạn đang chuẩn bị làm như: “Mẹ cho con ăn nhé”, “cả nhà mình cùng đi chơi nào”. Đây là cách giúp bé liên kết những hành động với âm thanh nói. Chỉ cần như vậy sau vài lần bé sẽ quen dần.

Kể chuyện và hát

Kể chuyện và hát là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy bé tập nói. Những câu chuyện, bài hát sẽ giúp bé sử dụng từ ngữ và câu một cách tốt hơn hoặc lặp đi lặp lại từ nào đó bé sẽ ghi nhớ từ được lâu. Khi kể chuyện mẹ nên kết hợp với những hành động dễ thương, ngộ nghĩnh để bé cảm thấy thích thú và không nhàm chán cho dù có nghe đi nghe lại nhiều lần đi nữa.

Dạy bé tập nói: Hiệu quả của những trò chơi

Mẹ hãy sử dụng những mẫu đồ chơi có nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau để chơi cùng bé. Hãy lấy và hỏi con mình rằng “đây là cái gì?” và giúp bé trả lời câu hỏi để bé có thể biết và gọi tên chính xác đồ vật đó. Hoặc bạn cũng có thể hỏi về màu sắc, hình dáng của những món đồ chơi này và mẹ hãy tự trả lời những câu trả lời đó để giúp bé thuộc lòng hơn. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể thử trò phức tạp hơn như “Những gì xảy ra tiếp theo?”. Bạn có thể kể cho bé nghe một câu chuyện hay một tình huống và hỏi bé đoán xem chuyện gì có thể xảy ra tiếp theo trong câu chuyện.

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ