Sữa chua tốt cho trẻ nhỏ
Làm thế nào để nâng đỡ hệ tiêu hóa của bé yêu?
Chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Chữa ho cho bé theo 9 cách không còn gì dễ hơn!
Chọn sữa sai: Con “mãi không lớn”!
Dưới đây là 7 siêu thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày. Hãy nhớ thêm chúng vào danh sách những món cần mua tuần này nhé!
1. Bột yến mạch: Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ ăn bột yến mạch có khả năng tập trung tốt hơn và chú ý hơn trong việc học. Ngũ cốc giàu chất xơ như bột yến mạch có khả năng tiêu hóa chậm, giúp cung cấp cho trẻ nguồn năng lượng ổn định.
2. Rau bina: Rau bina là một nguồn chất sắt, calci, acid folic và vitamin A và C tuyệt vời nhất cho sự phát triển xương và não bộ của trẻ.
3. Khoai lang: Giàu nguồn dưỡng chất tuyệt vời vì khoai lang chứa kali, vitamin C, chất xơ, folate, vitamin A, calci và sắt. Bạn có thể thay thế khoai tây với khoai lang trong một số món ăn hoặc có thể xay nghiền, nướng hoặc làm món thịt hầm ngon ngọt.
4. Quả mọng: Quả việt quất, dâu tây và quả mâm xôi có chứa nhiều kali, vitamin C, chất xơ, carbohydrat và chất chống oxy hóa. Hơn nữa, chúng lại chứa rất ít chất béo và có hàm lượng cholesterol thấp. Nên ăn thêm quả mọng với bột yến mạch, sữa chua và các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung thêm đáng kể lượng vitamin thiết yếu và con bạn có thể sẽ tận hưởng hương vị tuyệt vời này.
5. Trứng: Chứa hàm lượng protein cao là một siêu thực phẩm. Ngoài protein, trứng cung cấp đầy đủ hơn 10 loại vitamin và khoáng chất cần thiết và chứa nồng độ rất lớn choline - dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ.
6. Sữa chua: Giàu calci và nguồn protein, sữa chua giúp xương và răng vững chắc. Ngoài ra, nó cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn có hại trong đường ruột. Ăn sữa chua với trái cây tươi là một lựa chọn tốt.
7. Cây húng quế: Rau húng quế có chứa chất chống oxy hóa, vitamin A, C và K cũng như sắt, kali và calci có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Thông thường trẻ con không thích ăn rau sống, rau thơm. Chính vì vậy, mẹ nên chế biến bằng cách xay hay bằm nhuyễn rau và giấu lẫn vào trong súp hay thịt viên hoặc có thể “liều lĩnh” để nguyên lá rau xanh nếu trẻ tự ăn được.
Bình luận của bạn