Thời tiết hanh khô sẽ làm da bé bị khô, nứt nẻ thậm chí chảy máu
Để da khô không còn là nỗi sợ vào mùa đông
Trồng cây trong nhà, chăm da khỏe đẹp
Hướng dẫn trị nếp nhăn trên mặt bằng đu đủ
6 bí quyết để chăm sóc da hiệu quả
Đón Kem từ trường mẫu giáo về, chị Kim Oanh (Mai Dịch, Hà Nội) xót xa nhìn khuôn mặt cô con gái 2 tuổi đỏ bừng. Cô bé thỉnh thoảng còn lấy tay gãi mặt vì ngứa ngáy, khó chịu. "Có lẽ do bé ngồi điều hòa cả ngày, da dễ bị khô", chị Oanh chia sẻ.
Thấy con gái bị nẻ, chị không khỏi sốt ruột. Vợ chồng chị đã đầu tư một cái máy tạo độ ẩm không khí đặt trong phòng ngủ của con. Tuy nhiên, hai má của Kem vẫn khô ngứa và nứt nẻ. Có hôm, có lẽ do ngứa quá, Kem đã gãi mạnh khiến má bị chảy máu cả hai bên. Lo lắng và xót con quá, chị Kim Oanh đã đưa bé đi khám.
Theo bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Thành - Nguyên Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương: "Mùa hanh khô da trẻ dễ bị các bệnh như chàm, phát ban do tã gây ra, viêm da dị ứng…, bố mẹ nên cố gắng đưa trẻ đến viện khám khi trẻ có hiện tượng này, không nên lạm dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân bệnh. Nhiều loại thuốc có thể gây ra chàm, phá hỏng da bé như penicillin, streptomycin, chloramphenicol, phenylbutazone, sulfonamides, aspirin. Đồng thời không uống thuốc đúng bệnh sẽ làm chậm cơ hội chữa trị bệnh. Khi ở nhà, bố mẹ nên thường xuyên cắt móng tay, chân và giữ vệ sinh móng tay chân cho trẻ, tránh không để móng tay làm tổn thương đến da".
Khi da bé có dấu hiệu ửng đỏ, khô nứt, cha mẹ nên lưu ý một vài cách giúp trẻ như sau:
Cho bé uống nhiều nước hơn
Hàng ngày, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô.
Luôn giữ làn da của bé được sạch sẽ
Sau khi cho bé ăn nên lau thức ăn, sữa bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước ấm lau rửa chân tay cho bé vì những vết bẩn để lâu sẽ khiến cho da bé bị khô và rát. Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng.
Sau khi cho bé ăn nên lau thức ăn bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ
Lưu ý khi tắm cho bé
Khi tắm không nên tắm cho trẻ quá lâu, nước quá nóng. Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng tắm, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, càng làm da thêm khô. Thời gian tắm cho bé cũng nên rút ngắn, không để bé ngâm nước lâu. Tắm cho bé xong, bạn lấy một chiếc khăn bông sạch, mềm lau khô da cho bé rồi vừa bôi kem dưỡng thể vừa massage nhẹ nhàng cho bé.
Chọn trang phục cho bé
Bạn nên mặc cho bé quần áo bằng vải cotton thay cho vải tổng hợp để ngăn ngừa mồ hôi và hạn chế kích ứng da. Khi trong môi trường nóng ẩm thì nên cởi bớt quần áo ra để bé cảm thấy thoải mái và không toát mồ hôi. Nên thay quần áo cho bé hàng ngày. Thay ga, chăn và gối đều đặn hàng tuần để giúp giữ sạch da cho bé.
Dùng kem dưỡng thể
Bạn đừng nghĩ rằng chỉ có người lớn mới cần dùng kem dưỡng da vào mùa hanh khô. Việc massage cho bé với một chút kem dưỡng thể dành riêng cho trẻ sẽ cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài bôi những loại kem chuyên dụng cho bé, sau khi tắm xong mẹ có thể xoa một lớp dầu dừa để dưỡng ẩm cho bé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng lượng dầu dừa vừa đủ để tránh gây cảm giác nhờn, trơn trên da bé. Dầu dừa được bán rất nhiều trên thị trường, các mẹ có thể dễ dàng chọn mua tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chọn loại đảm bảo chất lượng và nên thử một chút trên da bé để chắc chắn rằng sản phẩm này không gây dị ứng cho bé.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Một điều các mẹ nên nhớ là cần sử dụng máy tạo độ ẩm kèm theo khi sử dụng điều hòa, quạt sưởi. Điều này không chỉ giúp giữ cho độ ẩm cho da mà còn giúp bé không bị khô họng, khô mũi. Không nên để nhiệt độ phòng quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời, vì không những làm do da bé mất nước và còn khiến cơ thể bé giảm khả năng chống chọi với môi trường bên ngoài.
Bình luận của bạn