Massage cho trẻ sơ sinh làm một cách rất tốt giúp bé khỏe và thông minh hơn
Mẹo hay trị da khô nẻ cho bé trong mùa đông
Cận cảnh quá trình em bé "chui" ra từ bụng mẹ
Khi nào nên cho trẻ đi tiêm vaccine sởi?
Cảnh báo hiểm họa từ máy xay thịt với trẻ em
85% trẻ bị bạo lực và xâm hại tình dục từ người thân
Lợi ích của massage
Massage là sợi dây vô hình gắn kết mẹ và trẻ sơ sinh. Massage cho bé là cách mẹ chơi đùa và thân thiết với con hơn. Đó được coi như một trong những liệu pháp đơn giản nhưng vô cùng tốt đối với sức khỏe của em bé, giúp bé tăng sức đề kháng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng massage giúp bé phát triển và có những ứng xử tốt hơn trong cuộc sống sau này, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.
Massage còn giúp bé có nhịp thở đều đặn nhẹ nhàng hơn, tốt cho sự phát triển của bé, đặc biệt là não bộ, nâng cao sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé, giúp bé thư giãn, giảm các cơn co thắt đào thải phân xu, giảm nhanh đau bụng, táo bón…
Massage giúp mẹ và bé gắn kết với nhau hơn
Massage giúp trẻ sơ sinh lưu thông máu huyết, tăng nhu động ruột, cải thiện hoạt động của não và khiến tim tốt hơn. Bé được massage cũng ít quấy khóc và thường bé sẽ ngủ ngon giấc.
Nguyên tắc massage cho bé
Lúc mới bắt đầu chỉ nên chạm nhẹ vào trẻ, sau đó có thể tăng cường độ nhịp độ khi trẻ bắt đầu cảm thấy thoải mái và quen dần với các động tác xoa bóp. Không nên tiếp tục khi trẻ khóc hoặc tỏ ra khó chịu.
Có một điều bạn cần lưu ý, massage là phút giây thể hiện tình yêu thương của cha mẹ và bé nên khi massage phải giữ sự giao tiếp bằng mắt với con, nhìn bé mỉm cười hoặc hát những giai điệu nhẹ nhàng cho bé nghe.
Massage cho bé như thế nào là đúng?
Để massage cho bé mẹ nên chọn phòng ấm và không có gió lùa để tránh gây bệnh cho trẻ, dùng khăn sạch, mềm để trải cho bé nằm, chọn tinh dầu massage phù hợp và những đồ vật cần thiết. Ngoài ra mẹ nên rửa tay sạch sẽ, lau khô và ủ ấm, đồng thời cởi bỏ trang sức để tránh làm tổn thương da của bé.
Massage mặt: Mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng chuyển động tạo thành các vòng tròn nhỏ trên mặt bé, chuyển động từ trán bé đi sang hai bên tai rồi xuống má, mũi, cằm. Với tai bạn dùng ngón trỏ và ngón cái day nhẹ tai bé từ dưới lên trên. Mẹ làm nhẹ nhàng và vừa làm vừa giao tiếp với bé để bé không hoảng sợ hay khó chịu.
Massage lưng: Khi massage lưng cho trẻ mẹ không nên chạm vào cột sống vì có thể gây tổn thương. Mẹ chỉ nên dùng tay vuốt dọc hai cơ lưng của bé theo hướng từ trong ra ngoài, ngược chiều nhau. Mẹ dùng ngón tai cái day nhẹ nhẹ theo chiều xoắn ốc lên các cơ gần xương sống và xoa bóp hai bên vai bé giúp bé thoải mái hơn.
Khi massage cho bé, mẹ nên làm nhẹ nhàng, từ từ để bé có cảm giác an toàn và thoải mái
Massage ngực: Mẹ dùng bàn tay nhẹ nhàng xoa lên bả vai của bé, sau đó đổi vai và làm ngược lại vài lần.
Massage bụng: Mẹ nên xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ, đây là đường đi của cung đại tràng nên cách này có thể giúp bé giảm chứng đầy hơi. Các ngón tay cũng di chuyển nhẹ nhàng như đi bộ trên bụng trẻ theo hướng trên. Tuy nhiên mẹ nên tránh chạm vào cuống rốn của trẻ sơ sinh nếu như cuống rốn của trẻ chưa rụng.
Massage chân: Mẹ vuốt nhẹ hai chân của bé từ trên đùi xuống. Sau đó cầm chân bé gập duỗi nhẹ nhàng để vận động các khớp chân kết hợp đồng thời vừa vuốt vừa lắc cổ chân và bàn chân.
Massage chân cho bé
Massage tay: Mẹ nắn bóp thật nhẹ tay bé từ bả vai xuống đến bàn tay. Đồng thời mẹ cũng gập mở cánh tay bé một cách từ từ đều đặn khớp được vận động giống như chân.
Với các động tác massage trên mẹ nên làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh tổn thương tới bé.
Mẹ có thể massage cho bé ngay từ khi bé mới chào đời. Masage mỗi ngày 3 - 4 lần. Trong lúc bạn tiến hành những động tác massage, mẹ có thể bật cho bé nghe những giai điệu du dương như nhạc Chopin, Mozart, Beethoven, dân ca Việt Nam… để bé có thể thả lỏng cơ thể. Nếu như bé không hào hứng, có biểu hiện mệt, muốn ngủ, quấy, mẹ có thể tạm dừng hoạt động này chờ tới lúc khác.
Thời điểm massage cho bé thích hợp nhất có thể vào buổi sáng khi bé bắt đầu một ngày mới; Khi bé ngủ quá 2,5 giờ mà vẫn chưa dậy ăn; Trước lúc tắm cho bé hoặc lúc chiều tối giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tuy nhiên, bạn cần tránh massage khi bé vừa ăn no vì dễ gây đau bụng và khó chịu hoặc không massage khi da bé bị thương, xước, vết thương không khô ráo hoặc có triệu chứng nổi ban dị ứng nhiễm trùng. Các mẹ cần ăn mặc thoải mái, đảm bảo móng tay đã được cắt ngắn, tay không đeo trang sức dễ khiến da bé bị trầy xước.
Bình luận của bạn