Phòng ngừa loét da ở người cao tuổi như thế nào?

Người cao tuổi dễ mắc nhiều chứng bệnh do nằm lâu

Loét miệng kéo dài có thể là dấu hiệu của ung thư miệng

Người già và trẻ em cần được cung cấp dinh dưỡng đặc biệt

Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường

Những sai lầm phổ biến mắc phải khi chăm sóc người già bị viêm phổi

Nguyên nhân gây loét da ở người cao tuổi

Một số nguyên nhân gây loét da ở người cao tuổi: 

- NCT bị tai biến mạch máu não, nằm dài ngày không cử động được, không được thay đổi tư thế thì những chỗ tỳ đè lâu ngày dễ gây lở loét da. Thường những vùng dễ bị loét ở NCT phải nằm lâu là những chỗ da mỏng, xương lồi như: Mông, vai, mắt cá, gót chân… 

- Tĩnh mạch chân của NCT bị suy yếu: Trong các bệnh loét da ở người cao tuổi thì loét da chi dưới chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 70%), do hệ thống van một chiều của tĩnh mạch chân bị suy yếu làm máu trở về tim khó khăn hơn và bị ứ đọng ở cẳng chân. 

- NCT bị đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi làm cho máu vận chuyển đi nuôi tế bào não thiếu, làm giảm khả năng của não từ đó một số bệnh nhân bị đái tháo đường không cảm thấy đau và khó chịu khi bị một số vết thương ở chân tay. Chỉ tới khi vết thương trở nên lở loét, nhiễm trùng người bệnh mới nhận ra.

Người cao tuổi thường bị loét bàn chân do đái tháo đường

- Bệnh về da: Việc vệ sinh kém ở người già tuổi cao, sức yếu khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh về da thường gây ngứa ngáy, tổn thương da, gây loét da… 

Chăm sóc người già bị loét da như thế nào?

NCT tiêu hóa kém, hấp thu dinh dưỡng chậm, sức đề kháng kém nên vết loét thường rất lâu lành. Vì vậy, dù chỉ một vết loét thật nhỏ, cũng cần phải chăm sóc chu đáo, vì nếu để vết loét càng sâu rộng, sự xâm nhập của vi trùng ngày càng phát triển khiến nhiều tế bào hoại tử dẫn đến bội nhiễm, phải cắt lọc, loại bỏ tế bào chết bệnh nhân sẽ càng đau đớn hơn. Vì vậy, khi NCT bị loét da, người nhà cần có cách chăm sóc phù hợp. 

Ở trường hợp bị tổn thương thần kinh trung ương như tai biến, chấn thương sọ não thì khi bị liệt, bệnh nhân hoàn toàn không điều khiển được tay chân nên người chăm sóc phải có nhiệm vụ xoay trở bệnh nhân. Ngoài ra người nhà nên thường xuyên vệ sinh cho bệnh nhân bằng khăn mềm sạch, ấm và cần chú ý lau khô, không để ẩm ướt dễ hình thành vết loét hơn. Chú ý kiểm tra người bệnh nhân hàng ngày phát hiện sớm vết loét để có cách điều trị kịp thời. Nên rửa vết loét với dung dịch muối sinh lý 1 - 2 lần/ ngày. Chú ý không tỳ đè thêm lên vết loét, giữ khô và không tự ý bôi kháng sinh nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ.

Những NCT bị đái tháo đường luôn lưu ý là kiểm tra bàn chân mỗi ngày để phát hiện vết loét, cần chọn tất, giày, dép mềm mại, không chật khi sử dụng. NCT khi bị giãn tĩnh mạch chân cần đi khám bệnh để được bác sỹ điều trị và tư vấn cụ thể.

NCT nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong các bữa ăn nên hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá, rau và các loại củ quả để bổ sung dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, đều đặn thì phải luôn giữ vệ sinh cá nhân như tắm rửa và thay quần áo hằng ngày. Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già