- Chuyên đề:
- Viêm đường hô hấp
Người cao tuổi không nên tập thể dục vào lúc sáng sớm vì dễ bị nhiễm lạnh, mắc viêm phổi
Viêm phổi ở người già: Dấu hiệu cần đi khám ngay
Người già bảo vệ phổi trong mùa Đông bằng cách nào?
Rét đậm rét hại, người già lao đao vì viêm phổi
Bệnh cúm có thể phát triển thành viêm phổi?
Mặc quá ấm
Nhiều người nghĩ rằng vào mùa Đông người già cần phải được mặc ấm một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh. Vì mặc quá ấm, người già dễ bị ra mồ hôi gây cảm lạnh và làm bệnh viêm phổi nặng hơn.
Vì thế, hãy chọn chất liệu nhẹ, mỏng nhưng ấm, mặc sao cho vừa ấm, thoải mái, không quá bó sát vào thân người. Khi ra ngoài trời, nên mặc áo khoác dày bên ngoài, đeo găng tay, đeo khẩu trang, đội mũ che tai, đầu và quàng khăn che cổ.
Không khí lạnh gây viêm phổi
Người già bị viêm phổi không phải chỉ do nhiễm lạnh
Ai cũng cho rằng không khí lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng. Ở người cao tuổi, nguyên nhân viêm phổi là do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp. Người già sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus… nhất là vào mùa lạnh. Mặt khác, người già hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: Đau xương khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi...
Bệnh nhân viêm phổi phải nằm tĩnh dưỡng nhiều ngày
Bệnh nhân viêm phổi cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhưng không có nghĩa là họ phải nằm trên giường trong suốt thời gian bị bệnh. Vận động cũng là một cách để đẩy nhanh thời gian phục hồi sức khỏe. Điều quan trọng là trong lúc vận động, cần giữ cho nhịp tim không quá nhanh và không để não bị thiếu oxy. Hoạt động thể chất có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông và ngăn ngừa biến chứng do bệnh viêm phổi gây ra.
Trong trường hợp các cụ bị liệt không tự mình di chuyển được, người chăm sóc nên xoa bóp chân tay, vỗ lưng và giúp các cụ có thể vận động đơn giản.
Người già có thói quen dậy sớm ra ngoài tập thể dục. Tuy nhiên đây lại là điều không tốt vì lúc đó sương mù, nhiệt độ xuống thấp, đột ngột cũng dễ gây viêm phổi và suy hô hấp. Nếu dậy sớm thì nên giữ ấm cơ thể, cổ, ngực và tập thể dục ở trong nhà, đợi khi có ánh nắng mặt trời mới ra ngoài. Tốt nhất, nên tập thể dục, thể thao vào buổi chiều, lúc 3 - 5h.
Cứ viêm phổi là đi bệnh viện
Nhiều trường hợp viêm phổi nhẹ có thể điều trị tại nhà và đi kiểm tra khi cần thiết. Tùy nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp cho người bệnh.
Mặt khác, viêm phổi do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây ra. Do vậy, người bị viêm phổi có thể lây truyền bệnh sang cho những người xung quanh. Bên cạnh đó, người già yếu, sức đề kháng kém khi nằm viện cũng dễ dàng bị lây bệnh viêm phổi.
Thuốc kháng sinh điều trị viêm phổi
Thực tế là, chỉ khi người bệnh bị viêm phổi do vi khuẩn thì mới được điều trị bằng thuốc kháng sinh, trong trường hợp nguyên nhân viêm phổi là do virus thì thuốc kháng sinh không có tác dụng gì. Việc người bệnh tự kê toa thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng có thể làm tăng khả năng chống lại kháng sinh của các vi khuẩn. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sỹ.
Không tiêm vaccine phòng viêm phổi
Người cao tuổi cũng cần tiêm vaccine phòng bệnh
Viêm phổi có thể là biến chứng của bệnh cúm, chính vì vậy tiêm ngừa bệnh cúm hàng năm là một cách tốt để ngăn ngừa viêm phổi do virus cúm, có thể dẫn đến viêm phổi do vi khuẩn. Mặc dù vẫn còn một số tranh cãi về hiệu quả của vaccine này, đặc biệt là ở người lớn tuổi, các bác sỹ và chuyên gia y tế khuyên người ngoài 50 tuổi nên được tirm chủng ngừa viêm phổi phế cầu khuẩn ít nhất một lần. Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ, thì người cao niên nên tiêm phòng mỗi năm/lần. Người dưới 50 tuổi nếu hút thuốc là, bị các bệnh tim mạch, bị ung thư, đái tháo đường hay bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm… cũng nên tiêm phòng ít nhất là một lần.
Không chú ý tới dinh dưỡng
Người cao tuổi bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong cao hơn khi bị viêm phổi. Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, ngăn không cho cơ thể chiến đấu lại căn bệnh này. Do đó, việc can thiệp dinh dưỡng kịp thời và đúng cách không chỉ góp phần làm giảm tần suất biến chứng do viêm phổi, tăng khả năng phục hồi, mà còn giúp rút ngắn thời gian nằm viện, góp phần làm giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân và gia đình.
Người cao tuổi cần quan tâm đến nguyên tắc dinh dưỡng như sau: Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh tim mạch; Nấu thức ăn mềm và chú ý ăn canh; Xây dựng thực đơn cho các bữa ăn, thay đổi món ăn các ngày; Bữa ăn phải bảo đảm đầy đủ chất bột để cung cấp năng lượng, chất đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín; Uống nước sôi để nguội hoặc nước chè xanh, hạn chế bia rượu; Đảm bảo vệ sinh thực phẩm; Uống sữa dinh dưỡng dành cho người già; Sử dụng thực phẩm chức năng, thảo dược theo hướng dẫn của bác sỹ, chuyên gia sức khoẻ…
Bình luận của bạn