Chân tay lạnh, báo hiệu bệnh gì?

Chân tay lạnh có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm

Chân tay lạnh, nhịp tim không đều có phải mắc bệnh huyết áp thấp?

Ăn khoai lang: Chân tay hết lạnh mùa Đông

8 nguyên nhân khiến tay chân bạn lúc nào cũng lạnh

Hay tê, ngứa râm ran chân là bệnh gì?

1. Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là hiện tượng mạch máu bị co hẹp khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc bị stress, dẫn đến lượng máu cung cấp tới các ngón chân, ngón tay bị giảm đi khiến chân cảm thấy lạnh hơn. Có tới 40% các bệnh nhân Raynaud có triệu chứng này ở các ngón chân.

2. Suy giáp (Hypothyroidism)

Suy giáp có thể khiến người bệnh có cảm giác bị lạnh ở chân

Tuyến giáp có liên quan chặt chẽ tới quá trình trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Khi tuyến này bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng tới mọi cơ quan khác dẫn đến mệt mỏi, tăng cân và luôn có cảm giác bị lạnh, đặc biệt ở đầu các ngón tay, ngón chân.

Suy giáp cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về thần kinh ngoại vi, tuy nhiên bệnh lại khá dễ chẩn đoán khi làm các xét nghiệm liên quan tới tuyến giáp.

3. Tổn thương thần kinh ngoại vi

Bệnh thần kinh ngoại vi hay các tổn thương về thần kinh ngoại vi khá phổ biến với các triệu chưng như: Đau, tê liệt, ngứa râm ran và lạnh ở chân, tay. Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ngoại vi như: Tuần hoàn máu kém, nhiễm độc, viêm khớp dạng thấp, bệnh zona, thiếu vitamin B12, đái tháo đường và lạm dụng rượu trong thời gian dài.

4. Thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến tay chân luôn bị lạnh

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu sắt hoặc không có đủ các tế bào máu đỏ. Điều này đồng nghĩa với khả năng cung cấp oxy của máu giảm xuống, gây ra tay chân lạnh, da nhợt nhạt và nhức đầu.

5. Đổ mồ hôi nhiều

Đổ mồ hôi là cơ chế làm mát của cơ thể, tuy nhiên khi mồ hôi đổ quá nhiều và mất kiểm soát thì nó lại gây tác dụng ngược lại khiến bạn cảm thấy lạnh. Đổ mồ hôi nhiều  có thể là triệu chứng của thời kỳ mãn kinh hay bệnh cường giáp.

6. Đái tháo đường

Biến chứng thần kinh ngoại vi là một trong những hậu quả thường gặp ở những người đái tháo đường. Theo thống kê, có tới 26,4% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có các bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại vi. Kiểm soát đường huyết và huyết áp là điều vô cùng quan trọng để phòng tránh các biến chứng ở những người bị đái tháo đường.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng kháng sinh liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thần kinh ngoại vi, thậm chí là tổn thương vĩnh viễn và không phục hồi được. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ tác dụng phụ và tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ trước khi sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào, đặc biệt là trong điều trị mụn trứng cá và bệnh Lyme (bệnh lây truyền qua động vật).

Ngoài ra, việc điều trị ung thư bằng hóa trị liệu cũng có thể làm các hỏng các dây thần kinh khiến bạn nhạy cảm hơn với nhiệt, cảm thấy lạnh hoặc mất cảm giác ở chân.

8. Thiếu vitamin

Các vitamin nhóm B như: B6, B9 (acid folic), B12 có vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào máu và dẫn truyền xung thần kinh. Thiếu các vitamin này có thể dẫn đến thiếu máu và các vấn đề về thần kinh ngoại vi khiến chân tay luôn có cảm giác bị lạnh. 

Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp