Chế độ ăn glycemic thấp bảo vệ mắt thoái hóa điểm vàng

Chế độ ăn glycemic thấp có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Phẫu thuật đục thủy tinh thể có làm bệnh thoái hóa điểm vàng nặng lên?

Muốn mắt sáng khỏe: Bổ sung ngay vitamin và khoáng chất

9 yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng

Người trẻ có bị thoái hóa điểm vàng không?

Thoái hóa điểm vàng (AMD) là nguyên nhân hàng đầu gây ra mất thị lực ở người trên 50 tuổi. Trong giai đoạn đầu, thoái hóa điểm vàng khiến thị lực bị mờ. Trong giai đoạn tiến triển, thoái hóa điểm vàng càng làm cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh chỉ thường được chẩn đoán khi chứng mất thị lực đã bắt đầu. Thật không may, cho tới nay, vẫn chưa tìm ra cách chữa khỏi căn bệnh này.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Dinh dưỡng lão hóa Con người Jean Mayer thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chỉ ra các dấu hiệu sinh học tiềm năng của thoái hóa điểm vàng mà có thể được dùng để dự đoán khi nào một người có nguy cơ mắc bệnh này.

Nghiên cứu được thực hiện trên mô hình những con chuột già. Theo đó, 59 con chuột được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: 19 con chuột ăn chế độ glycemic thấp và 40 con chuột ăn chế độ glycemic cao. Chế độ ăn uống chỉ khác nhau về nguồn carbohydrate. Carbohydrate chiếm tới 45% trong chế độ ăn uống của cả hai nhóm. Nguồn carbohydrate khác nhau trong tỷ lệ amyloza và amylopectin: Tinh bột chứa glycemic cao có 100% amylopectin; Tinh bột glycemic thấp có 70% amyloza và 30% amylopectin.

Công cụ để giúp định lượng glycemic trong thực phẩm bao gồm chỉ số glycemic (GI) và tải trọng đường huyết (GL). Thực phẩm có GI thấp (chỉ số đường huyết < 50) và GL từ trung bình trở xuống (chỉ số tải lượng đường huyết < 19) được coi là thực phẩm có glycemic thấp.

Thực phẩm có glycemic thấp sẽ giải phóng glucose chậm hơn và ổn định hơn. Thực phẩm chứa glycemic cao gây ra sự gia tăng nhanh chóng đường huyết sau bữa ăn.

Sau 6 tháng, nhóm chuột ăn glycemic cao vẫn duy trì chế độ ăn này hoặc chuyển sang chế độ ăn glycemic thấp.

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng:

- Chế độ ăn glycemic cao dẫn đến sự phát triển nhiều vấn đề của thoái hóa điểm vàng, bao gồm mất chức năng của các tế bào ở phía sau mắt gọi là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) và các tế bào photoreceptors (thụ thể bào trong võng mạc nhạy cảm với ánh sáng) - tiền chất của thoái hóa điểm vàng thể khô.

- Chế độ ăn glycemic thấp không gây ra các điều trên. Điều quan trọng là chuyển từ chế độ ăn glycemic ao sang chế độ ăn glycemic thấp giúp ngăn chặn những thiệt hại trên võng mạc.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định các dấu hiệu sinh học tiềm năng về đặc trưng của thoái hóa điểm vàng. Những dấu hiệu sinh học như vậy có thể được sử dụng để dự đoán ai sẽ bị bệnh. Các dấu hiệu sinh học bao gồm: Các sản phẩm glycat hoá bền vững (AGEs) được hình thành khi các chất chuyển hóa đường phản ứng với protein; Các chất béo bị oxy hóa; Mức C3-carnitine và serotonin.

Chế độ ăn glycemic thấp hạn chế sự tích tụ AGEs và quá trình oxy hóa các chất béo không bão hòa đa chuỗi dài. Ngoài thoái hóa điểm vàng, AGEs có thể là một yếu tố trong quá trình lão hóa và sự phát triển của nhiều bệnh thoái hóa khác. Quá trình oxy hóa chất béo dẫn đến sự xuống cấp của chất béo trong màng tế bào và dẫn đến tổn hại tế bào.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, mức độ C3-carnitine và serotonin trong máu cao hơn có liên quan đến việc tiêu thụ chế độ ăn glycemic thấp và các đặc trưng của thoái hóa điểm vàng cũng ít hơn. C3-carnitine còn gọi là propionylcarnitine, có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất các chất béo trong tế bào và được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có glycemic thấp, chẳng hạn như đậu và lúa mì toàn phần. Serotonin được tạo ra trong ruột, đáp ứng với các tín hiệu được tạo ra bởi vi khuẩn trong ruột. Các nhà nghiên cứu cho thấy, thành phần của vi khuẩn ruột (gut microbiome) thay đổi để đáp ứng với chế độ ăn uống. Mức serotonin cao hơn có liên quan đến sức khoẻ võng mạc và giảm tần số các đặc trưng của thoái hóa điểm vàng. Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định được một số chất chuyển hóa khác có liên quan đến việc ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và  thành phần của vi khuẩn trong ruột.

Nói chung, những phát hiện cho thấy sự thay đổi trong sự trao đổi chất liên quan đến các chế độ ăn glycemia khác nhau, sự tích tụ, sản xuất và oxy hóa chất béo của người trưởng thành, cũng như mức C3-carnitine và serotonin có liên quan đến sự phát triển của các tính năng của thoái hóa điểm vàng.

Bên cạnh đó, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc những sản phẩm chứa những chất hay thảo dược sau trong công cuộc bảo vệ mắt khỏi nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Hoàng đằng, Quercetine, ALA, Lutein, Zeaxanthin...

Biết Tuốt H+

Gợi ý thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh về mắt khác...

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng