Hiểm họa khôn lường khi trẻ con đánh phấn tô son

Trẻ em sử dụng mỹ phẩm dễ bị dị ứng. Ảnh: TN.

Phân biệt son MAC thật và giả siêu dễ

Sử dụng acetone tẩy sơn móng tay có nguy hiểm không?

6 nguy hiểm tiềm ẩn từ son môi

Loại bỏ mụn do dị ứng mỹ phẩm

Chị Nga ở Đà Nẵng có hai cô con gái 10 tuổi và 8 tuổi rất thích làm điệu. Mỗi lần đưa các bé đi đám tiệc, mẹ đều trang điểm cho con thật đẹp để không bị mang tiếng nhà quê. "Khổ nỗi son môi dễ phai, chỉ ăn một lát là trôi hết. Tôi đi chợ mua cho con cây son gần 50.000 đồng để các cháu tự thoa khi môi phai màu", chị Nga thuật lại.

Cách đây khoảng một tháng, cô con gái lớn liên tục kêu đau rát môi, da bong tróc và chảy máu, chị Nga đưa bé đến bệnh viện khám mới biết bé bị kích ứng da do son môi. Sau một tuần bé uống và bôi thuốc theo toa, đồng thời ngưng sử dụng son, các triệu chứng trên đã giảm đáng kể. Để phòng tái phát, bác sỹ khuyên gia đình không nên cho trẻ sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi không rõ nguồn gốc.

Cũng có con gái đồng lòng đến tuổi ăn diện, chị Hòa vốn tính cẩn thận nên thường đưa bé đến cửa tiệm gần nhà để trang điểm vì nghĩ như thế sẽ "an toàn" hơn. Cuối tuần qua, cùng bố mẹ dự tiệc đám cưới về, mặtbé Trang bắt đầu sưng húp, đỏ rát, khó thở và ho liên tục, xuất huyết trong mắt.

Bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tìm hiểu về tiền sử bệnh và làm một số xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán bệnh nhi bị dị ứng mỹ phẩm. "Từ giờ trở đi tôi không bao giờ cho con trang điểm nữa", bà mẹ 40 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, hạ quyết tâm. 

Bác sỹ chuyên khoa II Lê Kim Lộc - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng cho biết hóa chất độc hại có trong mỹ phẩm, son môi, kể cả son dưỡng kém chất lượng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm da, mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị viêm da, mẩn ngứa, kích ứng liên quan đến thói quen sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi.

Các nhà khoa học Đại học California đã thử nghiệm 8 loại son môi và 24 kem làm bóng môi, kết quả phát hiện thành phần có chứa 9 kim loại độc hại gồm crom, cadimi, nhôm và chì. Các nhà sản xuất son môi cho rằng hàm lượng chì trong son rất nhỏ nên không nguy hại, song những người sử dụng son môi thường xuyên sẽ tích lũy độc chất trong một thời gian dài.

Một nghiên cứu khác công bố trên trang Medic Magic phát hiện nhiều chất bảo quản độc hại trong các loại mỹ phẩm trang điểm, đặc biệt là hàng nhái kém chất lượng. Trong đó, methylparaben là chất bảo quản rất độc có thể gây ung thư và phá vỡ hệ thống nội tiết. Propylparaben gây kích ứng mắt và da, rối loạn nội tiết, ung thư. Retinyl palmitate là một dạng của vitamin A gây độc cho phụ nữ mang thai. Tocopheryl acetate được gọi là vitamin E acetate có trong nhiều mỹ phẩm bao gồm cả son môi gây kích ứng da, bỏng, phát ban và mụn nước. Paraphin (dầu hỏa) có hại cho men răng và gây sâu răng. Trong mỹ phẩm kém chất lượng, hàm lượng các chất này thường cao hơn gấp nhiều lần.

Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiễm độc hóa chất, nhất là nhiễm độc chì từ son môi ngày càng gia tăng. Kim loại này rất độc, đã bị cấm sử dụng, song một số nhà nhà sản xuất vẫn trộn vào son môi để tăng độ bám dính.

Các chuyên gia khuyến cáo, chì là chất độc thần kinh nguy hiểm, chỉ cần liều lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, sử dụng lâu dài sẽ gây rối loạn ngôn ngữ, hành vi và trí tuệ. Đặc biệt chì có hại cho trẻ em bởi làn da còn non nớt, trẻ nhỏ lại có thói quen liếm môi thường xuyên càng làm cho hóa chất đi vào cơ thể nhiều hơn. Hầu hết loại son lâu trôi đều chứa chất propylen glycol, có hại cho não, gan, thận, thậm chí gây ung thư.

Bác sỹ Lộc cũng cảnh báo tình trạng sâu răng ở những người sử dụng các loại son dưỡng môi có chứa dầu cứng (một chất làm phế tích men răng) ngày càng gia tăng. Sử dụng thường xuyên với hàm lượng lớn, chất paraffin có trong son sẽ dính vào bề mặt răng, gắn kết và tạo điều kiện cho vi khuẩn truyền nhiễm phát triển, tạo nên các vết nứt nhỏ trong men răng, lâu ngày dẫn đến sâu răng. 

Tuần qua, các đội Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra phát hiện 27 vụ buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái. Cơ quan chức năng đã tạm giữ gần 370.000 sản phẩm gồm son môi, kem dưỡng da, sữa tắm, thuốc nhuộm tóc, nước hoa, mặt nạ và các mặt hàng dân dụng khác.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ