Trẻ uống nước trái cây có tốt không? Uống bao nhiêu nước trái cây là đủ?
Cho trẻ bú mẹ: Các lợi ích của sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
5 câu hỏi thường gặp về vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
5 loại dầu massage tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thiếu vitamin B1 vận động kém khi lớn lên
Các hướng dẫn về việc tiêu thụ nước trái cây của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) xuất bản năm 2001 đã khuyến cáo rằng, không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm và uống nước. 16 năm sau, AAP đã mở rộng thêm bản hướng dẫn này, dựa trên rất nhiều bằng chứng cho thấy nước trái cây có thể “gây hại hơn là lợi” khi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tiêu thụ.
Theo tâm lý, khi nhìn thấy bao bì dán nhãn “nước trái cây 100%”, nhiều người đều cho rằng đây là thức uống lành mạnh có thể thay thế tốt cho trái cây toàn phần, nhưng không phải như vậy.
Trong khi một số loại nước ép trái cây tự nhiên chứa nhiều vitamin và khoáng chất (bao gồm vitamin C và kali) thì chúng vẫn có thể chứa nhiều đường đồng thời ít chất dinh dưỡng quan trọng khác, chẳng hạn như chất xơ. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, trong 100ml một số loại nước trái cây có chứa tới 2 thìa cà phê đường.
Như vậy, mối quan ngại đã được nêu ra về những ảnh hưởng của nước trái cây đối với trẻ em. Một nghiên cứu công bố vào năm 2015 cho biết, nước ép trái cây là một trong những “thủ phạm chủ yếu” gây mòn răng và béo phì ở trẻ em.
Dựa trên nhiều bằng chứng, AAP đã kết luận rằng: “Nước trái cây không có lợi ích dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi”, và do đó, phụ huynh không nên cho trẻ sơ sinh uống nước trái cây “trừ khi được chỉ định lâm sàng”.
TS. Melvin B. Heyman tới từ AAP khuyến cáo, ngay cả đối với trẻ mới biết đi (từ 1 - 3 tuổi) cũng không nên tiêu thụ nhiều hơn 4 ounces nước trái cây mỗi ngày (tương đương 118ml) và trẻ em từ 4 - 6 tuổi không nên tiêu thụ quá 4 - 6 ounces nước này mỗi ngày (tương đương 118 - 177ml). Trong khi đó, đối tượng 7 - 18 tuổi chỉ nên uống ít hơn 8 ounces nước trái cây mỗi ngày (tương đương 236ml)
Ngoài ra, không nên uống nước trái cây trực tiếp từ chai hay cốc, vì cách thức này có thể khiến răng tiếp xúc nhiều hơn với đường từ nước trái cây và gây sâu răng, mòn răng. Nên sử dụng ống hút khi uống nước trái cây.
Hơn nữa, AAP “cực lực phản đối” việc cho trẻ mọi lứa tuổi tiêu thụ các sản phẩm nước ép chưa được tiệt trùng và cần tránh uống nước ép bưởi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào được chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 vì nó có thể gây ra tương tác thuốc bất lợi.
Cuối cùng, AAP khuyến cáo rằng, trẻ em nên được khuyến khích ăn trái cây toàn phần (trái cây tươi, chưa qua chế biến).
Bình luận của bạn