Hoa chuối có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc
Giảm nguy cơ tim mạch với nửa quả chuối mỗi ngày
Chuối và những công dụng chỉ dành cho phái đẹp
Công ty bán chuối trị giá... 1 tỷ USD
Eo thon, dáng nuột nhờ chuối
Hoa chuối là một cụm hoa mang bởi một thân thật mọc xuyên qua thân giả, vượt qua tán lá rồi buông thõng. Cụm hoa gồm những lá bắc màu đỏ tía xếp úp lên nhau thành hình nón dài, ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành hai hàng, hoa ở gốc là hoa cái, ở giữa là hoa lưỡng tính, ở ngọn là hoa đực. Bao hoa gồm ba lá dài và hai cánh hoa dính liền, ở đầu có 5 răng. Cánh hoa thứ ba tạo thành cánh môi màu hồng nhạt, nhị 5, bầu hạ, ba ô.
Hoa chuối có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc
Một số cách dùng hoa chuối chữa bệnh, cụ thể như sau:
Hỗ trợ điều trị chứng nhịp tim nhanh: Hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Đem hoa chuối sắc trong 30 phút lấy nước bỏ cái rồi cho tim lợn vào nấu chín, ăn trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.
Ăn không tiêu, đầy chướng bụng, nôn nấc: Hoa chuối 10g đem sắc với một lượng nước vừa phải trong khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy nước, để nguội rồi hòa với 1 chén rượu nhỏ uống. Hoặc hoa chuối lượng vừa đủ sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Dùng 3 - 5 ngày.
Đau dạ dày: Hoa chuối, hoa trà ký sinh trên cây tiêu mỗi thứ 15g, sắc với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước uống. Hoặc hoa chuối 10g, gạo tẻ 30g, hai thứ đem nấu thành cháo ăn trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Bụng chướng đau, ợ chua: Hoa chuối 6g sắc uống. Dùng liên tục trong 3 ngày.
Nấc: Hoa chuối 60g sấy khô, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.
Kiết lỵ: Hoa chuối 30g rửa sạch, nghiền nát rồi hãm với nước sôi uống, có thể pha thêm một chút mật ong.
Nhọt độc, ung thũng: Hoa chuối lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát đắp lên tổn thương đến khi khỏi thì dừng.
Bế kinh: Hoa chuối 15g, hoa quế 5g, hoa hồng 10g, tất cả đem sấy khô, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 với rượu ngâm hoa cúc (hoàng tửu), nếu không có rượu hoa cúc thì có thể thay bằng rượu trắng.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp
Bình luận của bạn