Hệ miễn dịch suy giảm nên người cao tuổi dễ bị mắc nhiều bệnh
Chuột rút ở người già: Đừng lơ là mà nguy!
Người già ăn ít, sút cân, mệt mỏi có phải bị suy dinh dưỡng?
Người già ăn ít, sút cân, mệt mỏi có phải bị suy dinh dưỡng?
Những điều người già nên biết khi đi bơi mùa hè
Vì sao người cao tuổi dễ mắc ung thư?
Nguyên nhân khiến người cao tuổi có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người trẻ là do: người cao tuổi tiếp xúc với môi trường độc hại và chế độ dinh dưỡng không hợp lý trong thời gian dài. 80% tác nhân gây ung thư là từ bên ngoài tác động vào, trong đó phần lớn là các tác nhân hóa học. Thời gian tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh càng lâu thì nguy cơ dẫn tới ung thư càng lớn. Vì vậy, tỷ lệ mắc ung thư tăng lên theo tuổi tác.
Ngoài ra, tuổi tác càng tăng thì quá trình lão hóa càng mạnh, chức năng “giám sát miễn dịch” của cơ thể càng giảm sút. Sự suy giảm chức năng miễn dịch làm cho các tế bào miễn dịch của cơ thể giảm khả năng loại trừ các tế bào đột biến và làm cho những tế bào này dễ chuyển thành tế bào ung thư.
Nhận biết các bệnh ung thư ở người già
Ung thư tuyến tiền liệt: Nam giới trên 65 tuổi thường dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tiền liệt là đi tiểu nhiều, dòng tiểu yếu, thường bị ngắt quãng, hay đau, dương vật khó cương cứng hay đau khi xuất tinh, có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, thường xuyên đau thắt lưng, hông, đùi trên… Bệnh có thể được điều trị triệt để khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc xa trị.
Nam giới trên 65 tuổi thường dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt
ung thư bàng quang: Ung thư bàng quang thường có triệu chứng tiểu khó, có máu hay vón cục máu trong nước tiểu, đau ở vùng thắt lưng cả ngày lẫn đêm. Để điều trị bệnh này hiệu quả, phương pháp chữa trị ung thư bàng quang kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Ung thư tuyến tụy: Các triệu chứng cảnh báo ung thư tuyến tụy như: Buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sút cân, vàng da, đau bụng trên và giữa. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh khó phát hiện và chẩn đoán do tuyến tụy nằm phía sau các cơ quan khác nên bệnh này thường được phát hiện khá muộn. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị khỏi khi sử dụng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.
ung thư gan: Bệnh có thể xuất hiện khi người bệnh có tiền sử mắc bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ không điều trị dứt điểm. Dấu hiệu của bệnh ung thư gan là vàng da, nước tiểu sẫm màu, chướng bụng, buồn nôn và nôn, sụt cân, mệt mỏi kéo dài. Để điều trị ung thư gan, ngoài phương pháp phẫu thuật, khi đã di căn sang các bộ phận khác, bệnh nhân sẽ phải dùng xạ trị, hóa trị…
Bệnh nhân bị ung thư gan thường mệt mỏi, sụt cân
Ung thư hạch: Nguy cơ mắc bệnh ung thư hạch sẽ ngày càng tăng lên khi tuổi ngày một cao. Hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư hạch khi thấy xuất hiện các triệu chứng: Chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, đau ngực, giảm cân nhanh, thường xuyên đầy bụng, kèm theo hạch nổi lên ở vùng háng, nách, cổ và sờ không cảm thấy đau. Ung thư hạch thường hay tái phát nên bệnh nhân cần được ghép tủy.
Bệnh ở người cao tuổi có thể được cải thiện đáng kể nếu có được chăm sóc và ăn uống đầy đủ. Trong bữa ăn hằng ngày nên thêm nhiều loại rau củ, hoa quả trái cây giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để điều trị sớm các bệnh khi có những triệu chứng bất thường là dấu hiệu của bệnh ung thư. Khi người bệnh bị ung thư, những phương pháp đầu tiên cơ bản nhất người bệnh cần phải nghĩ tới là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Nếu có điều kiện người bệnh nên dùng bổ sung thêm thực phẩm chức năng để tăng hiệu quả điều trị và bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, tham gia các câu lạc bộ như: Khiêu vũ, tập dưỡng sinh, đi bộ…và chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng với cường độ thấp để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
Bình luận của bạn