- Chuyên đề:
- Viêm họng
Vào mùa Xuân ẩm ướt, mưa nhiều khiến bé dễ mắc viêm thanh quản
Giúp mẹ trị 4 bệnh thường gặp ở bé yêu
4 bệnh thường đe dọa trẻ vào tháng 3, 4
Thực phẩm chức năng nào giúp bé giảm ho, viêm họng?
Vì sao trẻ cứ bị viêm họng tái phát liên miên?
Viêm thanh quản là bệnh đường hô hấp bao gồm sự viêm nhiễm hoặc có vấn đề về thanh quản rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 3 tháng - 3 tuổi. Bởi vì ở tuổi này, khí quản và đường hô hấp của trẻ thường nhỏ hơn, do đó chúng có nhiều khả năng nhiễm và tái mắc bệnh. Bệnh thường xảy ra trong mùa Thu và mùa Xuân. Nguyên nhân chủ yếu do các bệnh đường hô hấp (viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan…) do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân khác bao gồm dị ứng, nói nhiều, do ca hát hoặc la hét thường xuyên hoặc do tình trạng trào ngược dịch acid từ dạ dày lên cổ họng.
“Bệnh viêm thanh quản đang ngày càng gia tăng nhanh chóng và chiếm khoảng 15% số bệnh nhân đến khám bệnh về tai mũi họng”
TS.BS Phạm Thị Bích Đào - Phòng khám Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bé. Khi bị viêm thanh quản, dây thanh khép không kín khi phát âm nên lượng không khí từ phổi đi ra mất gấp 3 lần bình thường và làm các cơ hô hấp phải gắng sức. Chính vì vậy, trẻ bị viêm thanh quản sẽ nhanh mệt khi nói.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm thanh quản có thể chuyển thành mạn tính và là yếu tố thuận lợi để hình thành các khối u ở thanh quản, nhất là ở bé trai.
Các dấu hiệu của viêm thanh quản ở trẻ nhỏ:
- Đau họng, giọng yếu và khàn.
- Ho khan vào buổi sáng. Ho sặc sụa, hay ho đêm. Trẻ có thể bị chảy nước mũi, đau họng và sốt (38 - 38,5 độ C) một vài ngày trước khi bắt đầu ho.
- Phát ra âm thanh cọt kẹt khi hít vào hoặc thở khò khè khi thở ra.
- Ngực phập phồng trong quá trình hô hấp.
- Trẻ biếng ăn, chán ăn.
Với trẻ nhỏ khi trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, kèm theo khàn giọng cần nhanh chóng đưa bé đi khám, can thiệp nhanh để phòng những nguy cơ đáng tiếc xảy ra cho trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cần có các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn bệnh tái phát: Ăn đủ chất, uống đủ nước, môi trường ở sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang khi đi ra ngoài trời… Đặc biệt, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ, chuyên gia sức khoẻ để tìm ra loại thảo dược, thực phẩm chức năng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phòng và hỗ trợ các bệnh đường hô hấp, giúp mũi mọng khoẻ mạnh như: Kha tử, diếp cá, cam thảo, bướm bạc…
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn