Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường thể lực cho người bệnh
Bí kíp dinh dưỡng hợp lý cho giáo viên
Các dưỡng chất trẻ dễ bị thiếu hụt
Với người bệnh, dinh dưỡng quan trọng như thuốc
7 nguyên tắc dinh dưỡng của người Nhật
Lưu ý dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh non
60% bệnh nhân nhập viện không được xét nghiệm nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng
Ngay tại những bệnh viện chuyên khoa hàng đầu việc đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng rất hạn chế do thiếu đội ngũ chuyên môn, trang thiết bị. Việc sàng lọc nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng là thực sự cần thiết giúp đánh giá đúng tình trạng cơ địa của bệnh nhân và triển khai phác đồ điều trị phù hợp giúp họ hồi phục hồi nhanh chóng, đồng thời giảm chi phí điều trị.
Hơn 60% bệnh nhân nằm viện bị suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân Việt Nam hiện chưa được nhận thức đầy đủ. Nhiều người thường cho rằng chỉ có trẻ em mới bị suy dinh dưỡng. Thực tế, người trưởng thành, người bệnh với những quan niệm, thói quen sai lầm về ăn uống... vẫn có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
Dinh dưỡng - Quan trọng như thuốc
Hiện nay, nhiều người khi chăm sóc người nhà ốm thường cho người bệnh ăn thật nhiều từ thô đến tinh hoặc bổ sung quá nhiều vitamin, dưỡng chất… với một suy nghĩ đơn giản ăn như thế mới mau hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bệnh nhân nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng cho cơ thể, nhất là những bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật. Vì vậy khi chế biến thực phẩm cho người bệnh cần phải mềm như: Cháo, súp, sữa… Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Bổ sung dinh dưỡng hiệu quả cho người bệnh
Theo bác sỹ CK2 Đinh Thị Kim Liên - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): “Dinh dưỡng không phù hợp khiến cơ thể suy kiệt, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điều trị. Nhiều người cứ cho rằng có bệnh thì chỉ uống thuốc mà không ý thức điều chỉnh bữa ăn hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tật”.
Việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân cần phải hợp lý và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý, khả năng hấp thụ của từng người.
Bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân cần phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của từng người
Dinh dưỡng lúc này có tác dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: Đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước.
Còn với các bệnh lý cần một chế độ ăn kiêng thích hợp để hạn chế sự tiến triển của bệnh như suy thận, đái tháo đường… thì ăn đúng và đủ sẽ chiếm 50% sự thành công của việc ổn định đường huyết cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận.
Ngoài ra, 1 xu hướng mới mang lại sự tiện lợi và hiệu quả cho người bệnh là sử dụng TPCN để hỗ trợ quá trình điều trị. Sức đề kháng của cơ thể phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là quá trình tổng hợp protid, tổng hợp kháng thể. TPCN sẽ hỗ trợ chức năng của các bộ phận của cơ thể, bổ sung vitamin, khoáng chất, acid amin, hoạt chất sinh học làm tăng hệ thống đề kháng từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, việc sử dụng TPCN cho người điều trị bệnh cần được hướng dẫn một cách rõ ràng, cụ thể từ những người có chức năng y tế, để đảm bảo mang lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị một cách tích cực và đúng đắn.
Bình luận của bạn