Với người bệnh, dinh dưỡng quan trọng như thuốc

Dinh dưỡng đường xông tại khoa Nội tiết BV Bạch Mai

Lưu ý dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh non

7 nguyên tắc dinh dưỡng của người Nhật

Khỏe đẹp hơn nhờ dinh dưỡng

Dinh dưỡng và tầm vóc quốc gia

Dinh dưỡng bất hợp lý: Yếu tố gia tăng các bệnh không lây nhiễm

Cứ 3 người nhập viện thì có 1 người suy dinh dưỡng

Theo đánh giá của Bộ Y tế, có đến 31% bệnh viện (BV) tỉnh không có khoa dinh dưỡng; tỷ lệ các BV thuộc trường đại học và BV ngành chưa thành lập khoa/tổ dinh dưỡng cũng còn khá cao.

Khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho thấy, mới chỉ có 70% BV trên địa bàn đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng, tiết chế cho người bệnh. Đáng chú ý là có hơn 1/3 số BV tư nhân chưa đáp ứng yêu cầu này.

Có tới hơn 60% bệnh nhân nhập viện không chẩn đoán được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Ngay tại những bệnh viện chuyên khoa hàng đầu, việc đánh giá dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng rất hạn chế do thiếu đội ngũ chuyên môn, trang thiết bị... Chỉ một số trường hợp bệnh nặng mới được mời hội chẩn dinh dưỡng.

Hậu quả là cứ 3 người nhập viện thì có ít nhất 1 người suy dinh dưỡng, tình trạng trầm trọng hơn khi họ xuất viện.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định có khoảng 30-50% bệnh nhân nằm viện bị suy dinh dưỡng; có tới 2/3 số bệnh nhân nằm viện không được quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng trong khi bản thân người bệnh cũng rất ít để ý đến vấn đề này. Theo ước tính của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng của những bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện chiếm khoảng 40-50%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, có đến 65% người bệnh điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực nhập viện trong tình trạng suy dinh dưỡng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại BV Bạch Mai

Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị như thế nào?

Theo BSCC Đinh Thị Kim Liên - Giám đốc TT Dinh dưỡng lâm sàng, BV Bạch Mai, dinh dưỡng có vai trò quan trọng như thuốc và ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển bệnh. Việc bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống cho bệnh nhân nội trú giúp giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí cho mỗi lần điều trị và giảm tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày.

Một nghiên cứu khác so sánh nuôi ăn qua tĩnh mạch và nuôi dưỡng qua ống thông (34 bệnh nhân) trên 65 bệnh nhân bỏng nặng cho thấy việc áp dụng sớm biện pháp nuôi dưỡng qua ống thông giúp giảm 4,3 lần tỷ lệ tử vong. Đồng thời, tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn cũng ở nhóm bệnh nhân này giảm 3,7 lần và rút ngắn thời gian dùng kháng sinh từ 20 ngày xuống 13 ngày.

Dinh dưỡng kém hoặc thiếu hụt dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân sau khi đau ốm, bị thương, giải phẫu.

Nhận thức được điều này, trong những năm gần đây, nhiều bệnh viện ngày càng chú trọng đến chuyện nuôi dưỡng người bệnh, có những đánh giá trình trạng dinh dưỡng ngay trong 24 giờ tính từ khi người bệnh vào viện; tính toán năng lượng và thành phần các dưỡng chất cho từng thời điểm điều trị; truyền dinh dưỡng qua đường tiêu hoá được ưu tiên nếu hệ tiêu hoá còn hoạt động, sau đó mới đến đường tĩnh mạch.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp