Giảm cân bằng rau cần tây có lợi hay có hại?
Sử dụng nước ép cần tây chữa bệnh
Cần tây có thể diệt tế bào ung thư
Công dụng chữa bệnh quý báu của cần tây
10 loại thực phẩm càng ăn nhiều càng dễ giảm cân
Yun Wuxin, Tiến sĩ nghiên cứu thực phẩm chuyên ngành Nông nghiệp và Sinh vật, Đại học Purdure, Mỹ cho biết, có nhiều phụ nữ đến nhờ tư vấn: “Thức ăn nào thực sự giúp giảm cân?”. Câu trả lời của ông thường khiến họ thất vọng: “Không loại thức ăn nào có thể giảm được cân. Chỉ có loại thức ăn làm giảm lượng calo bạn ăn vào, từ đó trợ giúp nhất định cho việc giảm cân”.
Trong sách Thực phẩm, con dao hai lưỡi Yun Wuxin khuyên, các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ là sự lựa chọn tương đối tốt cho người muốn giảm cân. Một trong số loại rau được phụ nữ phương Tây ưa chuộng để giảm cân đó là cần tây. Tuy nhiên phụ nữ châu Á lại không thích cần tây vì lo lắng trong rau này có chứa hợp chất nhạy cảm quang học khi ăn vào sẽ làm da đen sạm đi.
Nghiên cứu cho thấy trong cần tây có chứa nhiều nước, khoảng 1/3 là chất xơ. Chất xơ sau khi vào trong dạ dày và ruột không thể tiêu hóa, chỉ cung cấp cảm giác “no” chứ không cung cấp calo. Do đó có lợi cho việc giảm cân. Về phương diện này, hiệu quả của cần tây còn cao hơn cả những rau xanh và trái cây tốt thường thấy như cà chua, táo, súp lơ xanh, cải bắp…
Tuy nhiên, rau cần thực sự chứa hợp chất nhạy cảm quang học. Để chống lại sự tấn công của sâu bệnh, cần tây đã sản sinh ra một loại chất gọi là furanocoumarins, trong đó có psoralen. Đó là một chất phân tử nhỏ, có thể tác dụng trực tiếp vào da hoặc phát huy tác dụng khi hấp thụ vào cơ thể.
Thông thường, tia tử ngoại có thể gây tổn thương cho tế bào, song một số bệnh về da được chữa trị nhờ chiếu xạ tia cực tím. Chẳng hạn bệnh chàm tổ đỉa, vảy nến, lang ben. Trong khi chất psoralen có thể tăng rõ rệt độ nhạy cảm của da đối với tia cực tím, nên nếu ăn hay bôi lên vị trí cần điều trị trước khi chiếu xạ có thể nâng cao hiệu quả trị liệu.
Phụ nữ phương Đông thường ưa thích làn da trắng nõn nà, phụ nữ Tây lại coi da nâu sạm mới khỏe đẹp. Vì vậy, ở Mỹ luôn có thể thấy các cửa hiệu “Tan Bar”, tức là làm sạm da bằng cách chiếu ánh sáng nhân tạo. Chất psoralen một thời từng được dùng để làm sạm da, mãi đến năm 1996 nó mới bị cấm sử dụng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Do trong rau cần tây có chứa psoralen, cho nên các chuyên gia nói rằng “rau cần tây sẽ dẫn đến sạm da” cũng có thể xem là có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như vậy, thực tế tất cả các chất tốt hay xấu đều phải cân nhắc lượng dùng chính xác mới có ý nghĩa. Trước tiên, để làm tổn hại đến làn da, cần cần phải dùng bao nhiêu psoralen (hay furanocoumarins). Người ta đã làm thí nghiệm quy mô nhỏ: Cho một số tình nguyện viên ăn rau cần tây hoặc furanocoumarins rồi đo hàm lượng của các hợp chất nhạy cảm quang học chủ yếu trong máu, đồng thời chiếu xạ tia cực tím. Sau đó đánh giá tình hình tổn thương của da. Kết qua cho thấy ăn những rau nhạy cảm với quang học như cần tây theo cách thông thường không gây hại.
Theo ông Yun, một ngày ăn vài trăm gam rau cần không gây hại nhưng cũng không cách xa “hàm lượng có hại”. Nhìn chung, hàm lượng trong rau cần tây bình thường khá thấp, nhưng trong rau cần bị bệnh có thể tăng cao gấp 10-20 lần bởi loại rau bị sâu bệnh tấn công nhiều thì hàm lượng hợp chất nhạy cảm quang học chứa trong nó có thể rất cao. Riêng những người có thể chất mẫn cảm, không nên ăn nhiều cần tây.
Mặt khác, với những loại rau xanh có chứa hợp chất nhạy cảm quang học, việc tiếp xúc trực tiếp với da càng làm tăng độ mẫn cảm hơn so với ăn uống. Các vấn đề về da gặp phải khi ăn rau cần tây không nhiều, nhưng trường hợp người trồng và bán rau cần tây bị bệnh viêm da ánh sáng thực vật được ghi nhận rất nhiều. Có một năm, 11 công nhân thu hoạch rau cần tây ở miền Nam Israel xuất hiện triệu chứng này. Kết quả điều tra cho thấy, do công nhân thu hoạch rau cần tây vào ngày trời nắng nóng nên mới bị viêm da, trong khi hàm lượng furanocoumarins trong rau cần tây ở miền Nam Israel năm đó cao hơn gấp hai lần miền Bắc.
So với bệnh viêm da ánh sáng thực vật cấp tính, hiện tượng “da trở nên đen” là phản ứng rất nhẹ. Điều mà phụ nữ cần chú ý là: Rau cần tây hay hợp chất nhạy cảm quang học có trong rau cần tây không làm cho da đen đi, mà thứ làm cho da đen hay dẫn đến viêm da là tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Vì vậy, nếu tránh được ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào, thì làn da nhạy cảm cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Còn dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, dù ăn rau cần tay hay không thì da cũng vẫn bị tổn thương.
Thực tế không có thực phẩm nào là hoàn mỹ, chất xơ trong rau cần rất tốt cho sức khỏe, nhưng hợp chất nhạy cảm quang học lại không tốt. Như vậy rốt cuộc có nên ăn rau cần tây hay không? Người quyết định sẽ là bạn. Có người nói: “Vậy tôi chỉ ăn rau cần tay vào buổi tối hoặc ngày mưa là được phải không?” Câu trả lời của tiến sĩ Yun là: “Có cần thiết phải làm như vậy hay không tạm thời không bàn đến. Làm như vậy đương nhiên cũng không có gì là không tốt, không tốn tiền và cũng không đem lại điều gì bất tiện.”
"Cần tây khiến người ta trở nên vui vẻ khi gầy đi, nhưng cũng sẽ lo lắng về vấn đề da trở nên đen sạm. Vì thế nó không phải là lựa chọn ưu tiên của những phụ nữ thời thượng", ông lưu ý.
Bình luận của bạn