Làm gì để giúp người cao tuổi sống vui và sống khỏe?

Gần 500 người tiêu dùng tại Khánh Hòa đã được tuyên truyền về quyền lợi của người tiêu dùng và được tư vấn về chăm sóc sức khỏe

Thương hiệu nào uy tín nhất trên truyền thông năm 2015?

Cha mẹ phải làm gì để con hết suy dinh dưỡng, thấp còi?

Báo Mỹ ca ngợi chủ tịch Vinamilk là Bà Đầm Thép của Việt Nam

Vinamilk nắm hơn 50% thị phần sữa ở Việt Nam

Để nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi, trong tháng 7, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) tỉnh Khánh Hòa và Hội người cao tuổi tỉnh, Hội phụ nữ TP. Nha Trang tổ chức Hội thảo "Tuyên truyền Luật Bảo vệ quyền lợi và những điều cần biết khi lựa chọn hàng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe".

Cũng nhân dịp này, Vinamilk tổ chức tư vấn cách phòng ngừa loãng xương và đo loãng xương cho người tiêu dùng. Việc đo loãng xương nhằm giúp người tiêu dùng phát hiện và phòng ngừa loãng xương, để bổ sung kịp thời các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù và các chế phẩm từ sữa; Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục hợp lý… giúp cho người cao tuổi cải thiện tình trạng sức khỏe, gia tăng tuổi thọ để sống lâu hơn với con cháu.

Càng về già, càng lắm bệnh

Tại Hội thảo, BS. Nguyễn Thị Thu Hồng – Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng ứng dụng Việt Nam cho hay: "Ở người cao tuổi, số lượng tế bào não trung bình bị giảm đi do quá trình lão hóa dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ, cần thường xuyên nhắc nhở trong sinh hoạt, ăn uống; Cholesterol máu cao dẫn đến các bệnh lý tim mạch, nên hạn chế mỡ; Tuổi càng cao, cơ thể càng giảm sức chịu đựng đối với chất ngọt nên dễ đái tháo đường, béo phì, vì vậy cần hạn chế đường; Tiêu hóa, hấp thu chất đạm cũng kém đi, đi đôi với quá trình thối rữa ở đại tràng dễ xuất hiện độc tố. Nếu bị táo bón, chất độc này bị hấp thu trở lại, gây nhiễm độc trường diễn nên người cao tuổi hạn chế thịt, tăng cá, đậu đỗ, chất xơ, chống táo bón...".

BS. Nguyễn Thị Thu Hồng: "Suy giảm hấp thu calci dễ có nguy cơ loãng xương, người cao tuổi cần tăng cường calci, sữa, vitamin D…"

Theo BS. Thu Hồng, người cao tuổi cần quan tâm đến nguyên tắc dinh dưỡng như sau: Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh tim mạch; Nấu thức ăn mềm và chú ý ăn canh; Xây dựng thực đơn cho các bữa ăn, thay đổi món ăn các ngày; Bữa ăn phải bảo đảm đầy đủ chất bột để cung cấp năng lượng, chất đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín; Về nước uống, chỉ cần uống nước sôi để nguội hoặc nước chè, hạn chế bia rượu; Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Vinamilk Sure Prevent -  Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho người cao tuổi

Hiện nay, Vinamilk có nhiều sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo của Vinamilk đã tư vấn và giới thiệu đến người cao tuổi về các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt.

Sữa Vinamilk Sure Prevent là giải pháp dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ chăm sóc sức khỏe hàng ngày của người lớn tuổi với công thức 3 tốt: Giúp ăn ngủ tốt, tốt cho tim mạch và tốt cho xương.

Ông Mai Thanh Việt – Giám đốc Marketing ngành hàng sữa bột của Vinamilk chia sẻ những thông tin hữu ích của các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người cao tuổi

Vinamilk Sure Prevent còn được bổ sung Plant Sterol - chất béo được chiết xuất tự nhiên từ thực vật giúp giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch; Vinamilk CanxiPro - sản phẩm bổ sung Calci giúp xương chắc khoẻ, đặc biệt Vinamilk CanxiPro còn bổ sung đạm Collagen thủy phân giúp nuôi dưỡng, củng cố các khớp xương và sụn, nhờ vậy khớp thêm dẻo dai và linh hoạt; Vinamilk Diecerna - sản phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bên cạnh đó, sản phẩm mới Sữa Tiệt Trùng Flex Không Lactoza, bổ sung thêm Calci và Vitamin D giúp người tiêu dùng hấp thu tốt hơn các dưỡng chất từ sữa mà không ngại hiện tượng sôi bụng, khó tiêu do cơ thể bất dung nạp Lactose.

9 dưỡng chất hay thiếu hụt ở người cao tuổi:

1. Vitamin B12: Có trong cá, thịt, gia cầm, trứng, sữa, chế phẩm sữa, thuốc.

2. Folate/Acid folic: Có trong ngũ cốc, sữa được bổ sung, rau, trái cây.

3. Calci: Cần khoảng 3 ly sữa hoặc chế phẩm sữa ít béo/ngày.

4. Vitamin D: Có trong thức ăn được bổ sung vitamin D (ngũ cốc, sữa, yogurts, nước trái cây..), tiếp xúc ánh nắng.

5. Potassium: Nhu cầu: 4.700 mg/ngày. Có trong trái cây và rau.

6. Magnesium: Có trong thức ăn còn nguyên như rau, hạt; Dễ mất đi khi chế biến; Dễ mất nếu uống thuốc lợi tiểu.

7. Chất xơ: Chưa đạt 1/2 nhu cầu; Có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây, hạt…

8. Omega-3: Có nhiều trong cá béo. Thiếu gây nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

9. Nước: 3 - 5 ly nước lớn/ngày. Theo dõi bằng màu sắc nước tiểu.

BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già